Chính thức Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ khi nào? Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì?
- Chính thức Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ khi nào? Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì?
- Hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn gồm những hành vi nào?
- Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
Chính thức Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ khi nào? Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về:
- Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam;
- Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn;
- Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn;
- Tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn.
Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Chính thức Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ khi nào? Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật Công đoàn 2024 hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn gồm những hành vi sau:
- Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;
- Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;
- Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn;
- Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;
- Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;
- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi trên là các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực công đoàn.
Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Công đoàn 2024 công đoàn có quyền và trách nhiệm sau khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và công đoàn cơ sở; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất. Tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tổ chức và hoạt động công đoàn với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động và các vấn đề khác mà đoàn viên công đoàn, người lao động quan tâm.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?