Chính sách ưu đãi đối với công chức là người dân tộc thiểu số được quy định thế nào?

Hiện nay, các chính sách ưu đãi đối với công chức là người dân tộc thiểu số trong tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo là gì? Câu hỏi của anh Long (KonTum)

Chủ trương của Chính phủ đối với công chức là người dân tộc thiểu số là gì?

Tại Mục 1 Điều 1 Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nêu như sau:

Phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, bảo đảm đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tỷ lệ hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
b) Nâng cao hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
c) Hình thành hệ thống thông tin, số liệu phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

Theo đó, Chính phủ và Nhà nước luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức nhằm xây dựng phát triển đội ngũ công chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh, có nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức để góp phần củng cố hiệu quả của quản lý nhà nước.

Nâng cao tỉ lệ người dân tộc thiểu số trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến cơ sở.

Chính sách ưu đãi đối với công chức là người dân tộc thiểu số là gì?

Chính sách ưu đãi đối với công chức là người dân tộc thiểu số là gì?

(Hình từ Internet)

Chính sách hỗ trợ về tuyển dụng công chức đối với dân tộc thiểu số là gì?

Theo Điều 38 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

Theo Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định như sau:

Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Theo đó, người dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng xét tuyển công chức. Cụ thể người dân tộc thiểu số khi tham gia thi tuyển công chức sẽ được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2 của cuộc thi tuyển.

Chính sách này giúp người dân tộc thiểu số có lợi thế hơn trong thi tuyển công chức, giúp nâng cao tỉ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy nhà nước.

Chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng công chức là người dân tộc thiểu số là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có nêu lên chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức thiểu số như sau:

Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
1. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Theo đó, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học đối với điều kiện là phải cam kết thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

Bồi dưỡng công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?
Lao động tiền lương
Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?
Lao động tiền lương
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Lao động tiền lương
Thứ tự ưu tiên lựa chọn công chức Bộ Khoa học và Công nghệ đi bồi dưỡng như thế nào khi vượt quá chỉ tiêu?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ là nữ có được ưu tiên lựa chọn đi bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ có lĩnh vực chuyên môn dự định bồi dưỡng như thế nào sẽ được ưu tiên cử đi bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Thời gian công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo có tính vào thời gian công tác liên tục không?
Lao động tiền lương
Đội ngũ công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có quyền lợi gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng công chức
6,862 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào