Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế ra sao?

Cho tôi hỏi chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế ra sao? Câu hỏi của chị K.M (Long An)

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, các chính sách nghỉ hưu trước tuổi áp dụng cho 05 đối tượng sau:

(1) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên. Trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 sẽ được hưởng các chính sách sau:

- Hưởng chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

- Nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

- Nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

(2) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên sẽ được hưởng các chính sách sau:

- Hưởng chế độ hưu trí.

- Nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

- Nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

(3) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 sẽ được hưởng các chính sách sau:

- Được hưởng chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

(4) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bất buộc trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) sẽ được hưởng các chính sách sau:

- Được hưởng chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

(5) Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chính sách sau:

- Được hưởng chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

- Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân.

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế ra sao?

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế ra sao?

Thời gian tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về cách xác định như sau:

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
...
4. Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
5. Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5, Điều 8 Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

Theo đó, thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.

Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

Cán bộ công chức nào chưa áp dụng nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế, cụ thể như sau:

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Theo đó, chưa thực hiện nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế khi:

- Cán bộ công chức đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

- Cán bộ công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ hưu trước tuổi
30,244 lượt xem
Nghỉ hưu trước tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng cho đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu khi áp dụng chính sách tinh giản biên chế đúng không?
Lao động tiền lương
Nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng lương hưu từ 1/7/2025 không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 nghỉ hưu trước tuổi, giảm tỷ lệ lương hưu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi theo công thức nào?
Lao động tiền lương
Giảm trừ bao nhiêu phần trăm lương hưu từ 01/7/2025 khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động?
Lao động tiền lương
Nghỉ hưu trước tuổi, người lao động bị trừ 1% hay 2% tỷ lệ lương hưu?
Lao động tiền lương
Nghỉ hưu trước tuổi năm 2024 thì tính lương hưu như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động được nghỉ hưu trước tuổi năm 2024?
Lao động tiền lương
Không giới hạn số năm nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ hưu trước tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ hưu trước tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào