Chính sách đối với cán bộ tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp cấp xã từ 20/07/2023 được quy định như thế nào?
- Cán bộ cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã có thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế hay không?
- Chính sách đối với cán bộ tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp xã dôi dư dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được lấy từ đâu ra?
Cán bộ cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã có thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế hay không?
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý
...
Như vậy, cán bộ cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế.
Chính sách đối với cán bộ tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp cấp xã được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với cán bộ tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, chính sách đối với cán bộ tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được quy định như sau:
(1) Đối tượng tinh giản biên chế:
Chính sách này áp dụng cho cán bộ cấp huyện, cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính. Đối tượng này nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.
(2) Quyền lợi được hưởng:
- Hưởng 01 trong các chính sách sau:
+ Chính sách nghỉ hưu trước tuổi
+ Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
+ Chính sách thôi việc
+ Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Đối với cán bộ nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền: Mỗi tháng nghỉ trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ, cán bộ sẽ được hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng
- Đối với cán bộ nghỉ sau 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ: Mỗi tháng nghỉ trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ, cán bộ sẽ được hưởng trợ cấp bằng 1/4 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Riêng đối tượng nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ: Số tháng được hưởng trợ cấp sẽ được tính bằng số tháng nghỉ trước thời điểm nghỉ hưu so với thời điểm nghỉ hưu được quy định.
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp xã dôi dư dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được lấy từ đâu ra?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Như vậy, kinh phí giải quyết chính sách tinh giảm biên chế đối với cán bộ cấp xã dôi dư dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã do ngân sách nhà nước cấp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?