Chiều rộng của sàn làm việc trong sàn thao tác treo tối thiểu là bao nhiêu?
Chiều rộng của sàn làm việc trong sàn thao tác treo tối thiểu là bao nhiêu?
Tại tiểu mục 2.2.1.1 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Các quy định cụ thể
2.2.1. Yêu cầu đối với sàn làm việc
2.2.1.1. Kích thước của sàn làm việc phải phù hợp với số người được phép làm việc trên sàn và các dụng cụ, vật liệu mang theo. Chiều rộng của sàn làm việc không nhỏ hơn 0,5m. Diện tích làm việc của sàn thao tác treo không nhỏ hơn 0,25m2/người.
2.2.1.2. Mặt thao tác của sàn làm việc phải là mặt chống trượt được gắn chặt vào mặt sàn và chỉ có thể gỡ bỏ khi thật sự cần thiết.
2.2.1.3. Bất kỳ lỗ hổng nào trên mặt sàn thao tác phải có kích thước sao cho có thể ngăn ngừa các khối cầu có đường kính 15mm lọt qua. Phải thiết kế hệ thống thoát nước thích hợp để chống nước đọng trên mặt sàn.
2.2.1.4. Chiều cao của lan can sàn thao tác không được nhỏ hơn 1000mm được tính từ mặt sàn thao tác đến điểm trên cùng của lan can. Khoảng cách giữa thanh bảo vệ của lan can hoặc giữa thanh bảo vệ của lan can với mép trên của tấm chống vật rơi không vượt quá 500mm. Tấm chống vật rơi có chiều cao không thấp hơn 150mm tính từ mặt trên của sàn thao tác.
2.2.1.5. Các phần phía trên mặt sàn và khu vực có người thao tác phải không có các cạnh sắc hoặc phần nhô ra có thể gây chấn thương cho người.
2.2.1.6. Các mối ghép phải được thiết kế để chịu được các tác động sinh ra trong quá trình sử dụng và việc tháo lắp nhiều lần.
...
Theo đó, chiều rộng của sàn làm việc không nhỏ hơn 0,5m.
Chiều rộng của sàn làm việc trong sàn thao tác treo tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi nào được sử dụng phanh dự phòng của sàn thao tác treo?
Tại tiểu mục 2.2.4.6.3.2 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Các quy định cụ thể
...
2.2.4.6.2. Cơ cấu chống rơi
2.2.4.6.2.1. Cơ cấu chống rơi sẽ tự động tác động trong trường hợp hư hỏng của cáp treo, quá tốc độ khi hạ thấp sàn làm việc (>0,5 m/s), điều kiện không tải trên cáp treo hoặc sàn nghiêng quá 14o.
2.2.4.6.2.2. Thiết bị chống rơi phải được thiết kế để có thể dừng sàn làm việc trong khi hoạt động.
2.2.4.6.2.3. Một thiết bị chống rơi phải tác động một cách cơ học.
2.2.4.6.2.4. Một thiết bị chống rơi phải hoạt động lại được sau khi đặt lại thông số.
2.2.4.6.2.5. Không thể nhả thiết bị chống rơi bằng tay khi đang có tải. Tuy nhiên, khi thiết bị chống rơi tác động, vẫn có thể nâng sàn làm việc bằng tời.
2.2.4.6.3. Phanh dự phòng
2.2.4.6.3.1. Phanh dự phòng sẽ tự động tác động trong trường hợp quá tốc độ (>0,5 m/s) khi hạ thấp sàn làm việc.
2.2.4.6.3.2. Phanh dự phòng chỉ được sử dụng để giữ và duy trì sàn làm việc trong điều kiện quá tốc độ.
2.2.4.6.3.3. Phanh dự phòng phải có thể điều chỉnh lại được thông số. Không thể nhả phanh đang có tải một cách thủ công mà không sử dụng một dụng cụ đặc biệt nào. Phanh dự phòng có thể hoạt động trở lại sau khi đặt lại thông số.
...
Theo đó, phanh dự phòng chỉ được sử dụng để giữ và duy trì sàn làm việc trong điều kiện quá tốc độ.
Hệ thống dẫn động nâng hạ có phải trang bị phanh dự phòng hay không?
Tại tiểu mục 2.2.4.9.2 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.4. Yêu cầu đối với tời, cơ cấu dự phòng và dây cáp
...
2.2.4.9. Yêu cầu đối với thiết bị treo
2.2.4.9.1. Ở các điểm cuối hành trình phải lắp đặt các nút chặn và công tắc giới hạn để đảm bảo sàn thao tác có thể dừng trước khi đến vị trí nguy hiểm.
2.2.4.9.2. Tất cả các hệ thống dẫn động nâng hạ phải được trang bị phanh chính và phanh dự phòng.
2.2.4.9.3. Nếu cáp treo chính và hệ thống dẫn động sử dụng cho các chuyển động lồng vào nhau sai hỏng có thể gây rơi sàn làm việc, phải trang bị một hệ thống dự phòng. Phải phát hiện được việc sai hỏng của cáp treo và hệ thống dẫn động và dừng các chuyển động tiếp theo.
2.2.4.10. Yêu cầu đối với hệ thống điện, khí nén và thủy lực
2.2.4.10.1. Phải có các biện pháp để đảm bảo rằng sự lệch pha nguồn cung cấp không dẫn đến sai lệch trong quá trình điều khiển.
2.2.4.10.2. Nguồn cấp chính phải được bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ quá dòng và bằng thiết bị dòng dư 30 mA.
2.2.4.10.3. Diện tích mặt cắt ngang của dây dẫn không nhỏ hơn 0,5mm2 phải được bọc cách điện bảo vệ, điện áp sử dụng không quá 240V.
2.2.4.10.4. Công tắc giới hạn hoặc các hệ thống khác phải dừng chuyển động của máy trước khi cáp điện bị tuột ra hoàn toàn khỏi bộ cuốn cáp.
2.2.4.10.5. Hệ thống thủy lực phải được trang bị van giảm áp giữa nguồn cấp và van kiểm soát. Nếu sử dụng các hệ thống thủy lực có áp lực khác nhau thì phải trang bị thêm van giảm áp.
2.2.4.10.6. Hệ thống khí nén phải được thiết kế sao cho có thể ngăn ngừa được sự đóng băng trong hệ thống như sử dụng chất lỏng phá băng.
...
Theo đó, tất cả các hệ thống dẫn động nâng hạ phải được trang bị phanh dự phòng.
Mặt thao tác của sàn làm việc trong sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Kích thức các lỗ hổng trên mặt sàn thao tác của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Chiều cao của lan can sàn thao tác trong sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Chiều rộng của sàn làm việc trong sàn thao tác treo tối thiểu là bao nhiêu?
Khi sử dụng nhiều sàn thao tác treo phải đảm bảo yêu cầu gì?
Có phải thiết kế hệ thống thoát nước trên mặt sàn thao tác của sàn thao tác treo hay không?
Cơ cấu chống rơi của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Phanh dự phòng của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tời vận hành bằng tay của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tang trống của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?