Chiều cao của lan can sàn thao tác trong sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Chiều cao của lan can sàn thao tác trong sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 2.2.1.4 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Các quy định cụ thể
...
2.2.1.3. Bất kỳ lỗ hổng nào trên mặt sàn thao tác phải có kích thước sao cho có thể ngăn ngừa các khối cầu có đường kính 15mm lọt qua. Phải thiết kế hệ thống thoát nước thích hợp để chống nước đọng trên mặt sàn.
2.2.1.4. Chiều cao của lan can sàn thao tác không được nhỏ hơn 1000mm được tính từ mặt sàn thao tác đến điểm trên cùng của lan can. Khoảng cách giữa thanh bảo vệ của lan can hoặc giữa thanh bảo vệ của lan can với mép trên của tấm chống vật rơi không vượt quá 500mm. Tấm chống vật rơi có chiều cao không thấp hơn 150mm tính từ mặt trên của sàn thao tác.
2.2.1.5. Các phần phía trên mặt sàn và khu vực có người thao tác phải không có các cạnh sắc hoặc phần nhô ra có thể gây chấn thương cho người.
2.2.1.6. Các mối ghép phải được thiết kế để chịu được các tác động sinh ra trong quá trình sử dụng và việc tháo lắp nhiều lần.
2.2.1.7. Các bộ phận nhỏ như chốt móc hoặc kẹp giữ phải được gắn kết với nhau bằng các mối vĩnh cửu.
2.2.1.8. Nếu sử dụng hai hoặc nhiều sàn thao tác, sàn này ở trên các sàn khác, phải có một cửa sập ở sàn phía trên và thang để có thể lên xuống giữa các sàn thao tác. Cửa sập này phải được mở lên trên và không chắn. Khoảng cách tối thiểu giữa hai sàn thao tác là 2m.
Nếu khoảng các giữa hai sàn thao tác lớn hơn 2,5m, phải trang bị chụp bảo vệ cho thang lên xuống tính từ vị trí 2m so với mặt sàn phía dưới.
...
Theo đó, chiều cao của lan can sàn thao tác không được nhỏ hơn 1000mm được tính từ mặt sàn thao tác đến điểm trên cùng của lan can. Khoảng cách giữa thanh bảo vệ của lan can hoặc giữa thanh bảo vệ của lan can với mép trên của tấm chống vật rơi không vượt quá 500mm.
Tấm chống vật rơi có chiều cao không thấp hơn 150mm tính từ mặt trên của sàn thao tác.
Chiều cao của lan can sàn thao tác trong sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Thiết bị treo của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 2.2.4.9 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.4.9. Yêu cầu đối với thiết bị treo
2.2.4.9.1. Ở các điểm cuối hành trình phải lắp đặt các nút chặn và công tắc giới hạn để đảm bảo sàn thao tác có thể dừng trước khi đến vị trí nguy hiểm.
2.2.4.9.2. Tất cả các hệ thống dẫn động nâng hạ phải được trang bị phanh chính và phanh dự phòng.
2.2.4.9.3. Nếu cáp treo chính và hệ thống dẫn động sử dụng cho các chuyển động lồng vào nhau sai hỏng có thể gây rơi sàn làm việc, phải trang bị một hệ thống dự phòng. Phải phát hiện được việc sai hỏng của cáp treo và hệ thống dẫn động và dừng các chuyển động tiếp theo.
...
Theo đó, thiết bị treo của sàn thao tác treo phải đáp ứng 03 yêu cầu sau:
- Ở các điểm cuối hành trình phải lắp đặt các nút chặn và công tắc giới hạn để đảm bảo sàn thao tác có thể dừng trước khi đến vị trí nguy hiểm.
- Tất cả các hệ thống dẫn động nâng hạ phải được trang bị phanh chính và phanh dự phòng.
- Nếu cáp treo chính và hệ thống dẫn động sử dụng cho các chuyển động lồng vào nhau sai hỏng có thể gây rơi sàn làm việc, phải trang bị một hệ thống dự phòng. Phải phát hiện được việc sai hỏng của cáp treo và hệ thống dẫn động và dừng các chuyển động tiếp theo.
Thiết bị chống rơi của sàn thao tác treo phải được thiết kế như thế nào?
Tại tiểu mục 2.2.4.6.2.2 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Các quy định cụ thể
...
2.2.4.6.2. Cơ cấu chống rơi
2.2.4.6.2.1. Cơ cấu chống rơi sẽ tự động tác động trong trường hợp hư hỏng của cáp treo, quá tốc độ khi hạ thấp sàn làm việc (>0,5 m/s), điều kiện không tải trên cáp treo hoặc sàn nghiêng quá 14o.
2.2.4.6.2.2. Thiết bị chống rơi phải được thiết kế để có thể dừng sàn làm việc trong khi hoạt động.
2.2.4.6.2.3. Một thiết bị chống rơi phải tác động một cách cơ học.
2.2.4.6.2.4. Một thiết bị chống rơi phải hoạt động lại được sau khi đặt lại thông số.
2.2.4.6.2.5. Không thể nhả thiết bị chống rơi bằng tay khi đang có tải. Tuy nhiên, khi thiết bị chống rơi tác động, vẫn có thể nâng sàn làm việc bằng tời.
2.2.4.6.3. Phanh dự phòng
2.2.4.6.3.1. Phanh dự phòng sẽ tự động tác động trong trường hợp quá tốc độ (>0,5 m/s) khi hạ thấp sàn làm việc.
2.2.4.6.3.2. Phanh dự phòng chỉ được sử dụng để giữ và duy trì sàn làm việc trong điều kiện quá tốc độ.
2.2.4.6.3.3. Phanh dự phòng phải có thể điều chỉnh lại được thông số. Không thể nhả phanh đang có tải một cách thủ công mà không sử dụng một dụng cụ đặc biệt nào. Phanh dự phòng có thể hoạt động trở lại sau khi đặt lại thông số.
...
Theo đó, thiết bị chống rơi phải được thiết kế để có thể dừng sàn làm việc trong khi hoạt động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?