Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương? Trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì?

Chấm dứt chiến tranh Đông Dương bởi chiến dịch nào? Trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì?

Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?

Chiến dịch chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, kéo dài từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp, làm tiêu tan hy vọng của Pháp và Mỹ trong việc xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định Geneve vào ngày 20/7/1954, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Thông tin về "Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?" chỉ mang tính chất tham khảo.

Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?

Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương? (Hình từ Internet)

Trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 20 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh như sau:

Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
2. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh thì phải thực hiện theo lệnh của ai?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Theo đó, khi sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh thì phải thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định cụ thể về thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Như vậy, lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Đi đến trang Tìm kiếm - Quân đội Nhân dân Việt Nam
769 lượt xem
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quỹ tiền thưởng hằng năm của quân đội nhân dân theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương?
Lao động tiền lương
Trong Quân đội nhân dân chức vụ Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Lao động tiền lương
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hay công chức? Lương của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam?
Lao động tiền lương
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam có mấy loại?
Lao động tiền lương
Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Lao động tiền lương
Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào? Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân là gì?
Lao động tiền lương
Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam có dòng chữ gì? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Lúc mới thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu chiến sĩ? Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Các quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào