Chi phí hồi hương thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm những khoản nào?
Chi phí hồi hương thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hồi hương thuyền viên
..
3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng;
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kilôgam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
...
Theo đó, thuyền viên hồi hương sẽ được thanh toán các chi phí hồi hương như trên.
Chi phí hồi hương thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Chi phí hồi hương thuyền viên tàu biển Việt Nam do ai thanh toán?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BTC như sau:
Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 và khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam và thanh toán toàn bộ các chi phí theo quy định.
Trường hợp thuyền viên tự thu xếp hồi hương, chủ tàu phải hoàn trả chi phí hồi hương cho thuyền viên theo các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng.
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Chi phí ăn, ở của thuyền viên thanh toán theo hóa đơn thực tế, tuy nhiên không vượt quá định mức quy định tại Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng.
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
Như vậy, các khoản chi phí hồi hương của thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ do chủ tàu có trách nhiệm thanh toán.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hồi hương thuyền viên
..
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
...
Theo đó, nếu thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị sa thải thì thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
Trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 38/2017/TT-BTC như sau:
Bảo đảm nguồn tài chính để chi trả chi phí hồi hương thuyền viên
1. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả chi phí hồi hương thuyền viên.
Chủ tàu phải có bảo lãnh ngân hàng về việc chi trả chi phí hồi hương thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không đảm bảo hoặc không đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để chi trả cho thuyền viên hồi hương thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho chủ tàu có trách nhiệm chi trả chi phí hồi hương thuyền viên; chủ tàu nhận nợ và phải hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số kinh phí nêu trên theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
2. Mức phí bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với chủ tàu. Phí bảo lãnh được tính đối với từng tàu hoặc toàn bộ số tàu do chủ tàu sở hữu.
Theo đó, chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên bằng phương thức bảo lãnh ngân hàng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho chủ tàu sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí hồi hương thuyền viên nếu chủ tàu không đảm bảo hoặc không đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để chi trả cho thuyền viên hồi hương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?