Chế độ nghỉ ngơi của viên chức: Được phép gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hay 03 năm để nghỉ một lần?

Theo quy định viên chức có thể gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hay 03 năm để nghỉ một lần?

Chế độ nghỉ ngơi của viên chức: Được phép gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hay 03 năm để nghỉ một lần?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo quy định về chế độ nghỉ ngơi của viên chức, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hoặc 03 năm để nghỉ một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Chế độ nghỉ ngơi của viên chức

Chế độ nghỉ ngơi của viên chức: Được phép gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hay 03 năm để nghỉ một lần? (Hình từ Internet)

Viên chức quản lý có các nghĩa vụ nào?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Viên chức 2010 viên chức quản lý có các nghĩa vụ sau:

(1) Nghĩa vụ chung

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

(2) Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Các nghĩa vụ khác sau:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

- Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

- Viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Viên chức được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghỉ phép năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tính phép năm cho người lao động được tính từ khi nào?
Lao động tiền lương
Chế độ nghỉ ngơi của viên chức: Được phép gộp số ngày nghỉ phép 02 năm hay 03 năm để nghỉ một lần?
Lao động tiền lương
Chế độ nghỉ phép năm của viên chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu bảng theo dõi ngày nghỉ phép của người lao động mới nhất có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ hết phép năm có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào nữa không? Đi làm vào các ngày nghỉ lễ được trả lương bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bảng theo dõi ngày nghỉ phép của người lao động có tác dụng gì?
Lao động tiền lương
Công ty yêu cầu nghỉ hết phép năm trước khi thôi việc có đúng luật không?
Lao động tiền lương
Không nghỉ hết phép năm do bị mất việc làm thì có được trả lương những ngày chưa nghỉ không?
Lao động tiền lương
Không được gộp ngày nghỉ phép của viên chức để nghỉ một lần trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Viên chức được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ phép năm
287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ phép năm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ phép năm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào