Cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn lao động được thực hiện ra sao?
Kiểm định viện có bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Chứng chỉ kiểm định viên
1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có một số nội dung bị bãi bỏ theo khoản 2 bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định những tiêu chuẩn cụ thể đối với một kiểm định viên như sau:
Tiêu chuẩn kiểm định viên
1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ kiểm định viên, thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Bằng đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định.
- Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định.
- Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Theo đó, người có kinh nghiệm làm việc trên thực tế là một trong những yêu cầu tối thiểu đối với cá nhân để được cấp chứng chỉ kiểm định viên.
Cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
Cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 04/2023/NĐ-CP có quy định về trình tự cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động như sau:
Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên
1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu chứng chỉ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Chứng chỉ kiểm định viên có thời hạn là 05 năm.
Theo đó, trình tự cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động từ ngày 13/02/2023 được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ kiểm định viên gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên an toàn lao động gồm những quy định nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
4. Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị;
5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
Lưu ý: Khoản 4, 5 Điều 11 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Điều 2, Điều 4 Nghị định 140/2018/NĐ-CP
Như vậy, khi cá nhân đáp ứng được các quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ kiểm định viên thì có thể chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
- 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?