Cần kiệm liêm chính là gì? Ví dụ? Công chức viên chức là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính đúng không?
Cần kiệm liêm chính là gì?
"Cần, kiệm, liêm, chính" là bốn đức tính quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được coi là nền tảng của đời sống mới và phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng. Cụ thể:
- Cần: Làm việc chăm chỉ, cần cù, không lười biếng. Đây là phẩm chất của người lao động trong đời sống và công tác. Ví dụ:
+ Trong công việc: Một nhân viên luôn đến sớm, làm việc chăm chỉ và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
+ Trong học tập: Một học sinh dành thời gian học bài mỗi ngày, không bỏ bê bài vở và luôn cố gắng đạt kết quả tốt.
- Kiệm: Tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Kiệm không chỉ là tiết kiệm tiền bạc mà còn là tiết kiệm thời gian, sức lực và tài nguyên. Ví dụ:
+ Trong chi tiêu: Một người biết tiết kiệm tiền, không mua sắm lãng phí và luôn cân nhắc trước khi chi tiêu.
+ Trong sử dụng tài nguyên: Sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm, không lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
- Liêm: Trong sạch, không tham lam, không xâm phạm của công và của dân. Liêm là luôn tôn trọng và giữ gìn của cải chung, không tham địa vị, tiền tài. Ví dụ:
+ Trong công việc: Một cán bộ công chức không nhận hối lộ, luôn làm việc công bằng và minh bạch.
+ Trong cuộc sống: Một người không tham lam, không chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Chính: Ngay thẳng, chính trực, không tà. Chính là đúng đắn, công bằng và minh bạch trong mọi hành động và quyết định. Ví dụ:
+ Trong hành vi: Luôn giữ thái độ ngay thẳng, không nói dối hay lừa gạt người khác.
+ Trong quyết định: Đưa ra các quyết định công bằng, không thiên vị và luôn dựa trên sự thật.
Những đức tính này không chỉ giúp mỗi cá nhân tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Công chức viên chức là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính đúng không?
Theo Chỉ thị 345/CT-TTCP năm 2012 quy định thì để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, cùng với việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, ra sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu thanh tra các bộ, ngành, địa phương, các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra tập trung thực hiện một số nội dung.
Trong đó tại Mục 1 Chỉ thị 345/CT-TTCP năm 2012 quy định thì công chức, viên chức là cán bộ chủ chốt của đơn vị, nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu về phẩm chất, đạo đức lối sống để thật sự là tấm gương về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cần kiệm liêm chính là gì? Công chức viên chức là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính đúng không? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức là người đứng đầu thì có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 10 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì cán bộ công chức là người đứng đầu có các nghĩa vụ sau:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?