Cán bộ nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Cán bộ có được phép nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hay không?
- Trường hợp cán bộ không từ chối được việc nhận quà tặng thì quà tặng được xử lý như thế nào?
- Cán bộ nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Cán bộ có được phép nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hay không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc nhận quà tặng, cụ thể như sau:
Quy định về việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Theo đó, cán bộ không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Cán bộ nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết bị xử lý kỷ luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp cán bộ không từ chối được việc nhận quà tặng thì quà tặng được xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về báo cáo, nộp lại quà tặng, cụ thể như sau:
Báo cáo, nộp lại quà tặng
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
Báo cáo được thể hiện bằng văn bản và có đầy đủ các nội dung: Họ, tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng quà; loại và giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi nhận quà tặng; mối quan hệ với người tặng quà.
Đối chiếu với quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý quà tặng
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Theo đó, cán bộ nhận quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định trên.
Cán bộ nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng, cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước. Cá nhân sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về nhận quà tặng, xử lý quà tặng, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
Theo đó, cán bộ vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Như vậy, nếu cán bộ nhận quà tặng của cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết bị xử lý sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:
- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng (Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
- Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm (Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
- Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
- Nếu là viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo nhưng tái phạm thì có thể bị cách chức (Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, cán bộ vi phạm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?