Cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ vé máy bay hạng thương gia khi được cử đi bồi dưỡng nước ngoài?
Điều kiện để cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ chi phí máy bay khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 5,7,8 Thông tư 42/2023/TT-BTC có quy định về việc chi phí hỗ trợ vé máy bay cho cán bộ lãnh đạo trong một số trường hợp sau đây:
- Bồi dưỡng ngắn hạn trực tiếp ở nước ngoài;
- Bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài.
Như vậy các cán bộ lãnh đạo sẽ được hỗ trợ chi phí máy bay khi được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn, nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài.
Cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ vé máy bay hạng thương gia khi được cử đi bồi dưỡng nước ngoài?
Cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ vé máy bay hạng thương gia khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Quy định một số mức chi cụ thể
1. Vé máy bay
a) Hạng ghế đặc biệt (First class): Dành cho các cán bộ lãnh đạo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí (sau đây viết tắt là Thông tư số 102/2012/TT-BTC);
b) Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Dành cho cán bộ lãnh đạo có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp;
c) Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y class): Dành cho các chức danh cán bộ còn lại.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo được hỗ trợ vé máy bay hạng thương gia khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài nếu có hệ số lương từ 9,7 trở lên hoặc có phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp.
Hoạt động bồi dưỡng cán bộ được lập dự toán ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Lập dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán
Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động bồi dưỡng cán bộ; kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung như sau:
1. Lập dự toán
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ, hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực quy định tại Thông tư này căn cứ quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; khả năng cân đối ngân sách nhà nước; kế hoạch triển khai Kết luận số 39-KL/TW theo giai đoạn và hàng năm do Ban Chỉ đạo phê duyệt; các chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
a) Đối với các hoạt động bồi dưỡng cán bộ theo Kết luận số 39-KL/TW: Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; căn cứ kế hoạch bồi dưỡng do Ban Chỉ đạo phê duyệt; Cơ quan thường trực tổng hợp và lập dự toán theo nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư này để gửi Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Đối với các hoạt động bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương dự khuyết, cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn trong nước theo chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định của cấp có thẩm quyền: Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính; căn cứ kế hoạch bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lập dự toán theo nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư này, tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Chính thức nâng lương trong 07 bảng lương theo mức lương cơ sở sau tăng 30% cho CBCCVC và LLVT phải phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đúng không?
- Mẫu nội quy lao động mới nhất 2025 được quy định ở Luật, Nghị định nào?