Cán bộ, công chức viên chức thay đổi công việc hoặc chuyển công tác có được kết hợp nâng bậc lương không?
Cán bộ, công chức viên chức thay đổi công việc hoặc chuyển công tác có được kết hợp nâng bậc lương không?
Theo tiểu mục 3 Mục 2 Thông tư 79/2005/TT-BNV quy định:
II- NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG
...
3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.
b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm; nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.
...
Theo đó cán bộ, công chức viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương.
Cán bộ, công chức viên chức thay đổi công việc hoặc chuyển công tác có được kết hợp nâng bậc lương không? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức viên chức có các quyền gì về tiền lương và liên quan đến tiền lương?
Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì cán bộ công chức có các quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
- Cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương gồm:
- Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ngoài ra còn được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức hiện nay thực hiện theo căn cứ nào?
Theo Điều 25 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
Theo Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.
Theo đó chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức hiện nay thực hiện theo căn cứ như sau:
- Đối với cán bộ việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
- Đối với công chức nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?