Sales Manager là ai? Công việc của Sales Manager là gì?
Sales Manager là ai?
Sales Manager là Trưởng phòng kinh doanh - vị trí quản lý trong lĩnh vực bán hàng của một tổ chức, doanh nghiệp. Người đảm nhiệm vị trí này thường có trách nhiệm phát triển chiến lược bán hàng, đặt mục tiêu, theo dõi phân tích hiệu suất bán hàng, quản lý và hướng dẫn đội ngũ nhân viên bán hàng để đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
Một Sales Manager thành công có sự hiểu biết thấu đáo về sản phẩm/ dịch vụ họ bán, là bậc thầy trong việc xây dựng mối quan hệ và có thể giành được khách hàng, tăng doanh số, lợi nhuận.
>> Tiêu chuẩn của Sales Manager giỏi cần những yếu tố nào?
Sales Manager là ai? Công việc của Sales Manager là gì?
Công việc của Sales Manager là gì?
Sales Manager là Trưởng phòng kinh doanh, người quản lý và điều hành các hoạt động bán hàng của một công ty hoặc một đội ngũ bán hàng. Công việc của Sales Manager bao gồm:
1. Quản lý & Đào tạo nhân sự
Sales Manager không chỉ đóng vai trò là người quản lý trực tiếp cho các thành viên trong phòng kinh doanh, mà còn là người xây dựng, thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hợp tác. Lúc này, Sales Manager cần thực hiện phân chia nhiệm vụ, công việc, đảm bảo mỗi nhân sự trong phòng đều đạt được mục tiêu và KPIs về doanh số đã đề ra.
Ngoài ra, vai trò của Sales Manager là tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc của đội ngũ. Đồng thời, xây dựng một cộng đồng đồng lòng và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó thúc đẩy sự phát triển cá nhân và cống hiến chung cho mục tiêu doanh số.
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch bán hàng
Là người quản lý, đứng đầu trong bộ phận sales thì Sales Manager sẽ là người xây dựng, triển khai kế hoạch chiến lược bán hàng, từ việc đặt ra mục tiêu doanh số đến quyết định về các hoạt động bán hàng và kênh phân phối.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Sales Manager phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, khách hàng mục tiêu,... Từ đó, xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp, đảm bảo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.'
3. Quản lý bán hàng
Một công việc chính của Sales Manager chính là quản lý hoạt động bán hàng của nhân viên, của doanh nghiệp. Bằng cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản hồi từ nhân viên và đại lý bán hàng, Sales Manager có thể điều chỉnh, đưa ra các chiến lược linh hoạt nhằm tối ưu hóa hoạt động bán hàng.
4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sales Manager cần thực hiện đưa ra các chiến lược nên việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp Sales Manager hiểu rõ hơn về các đối thủ trong ngành mà còn cung cấp thông tin quan trọng để xác định cơ hội và rủi ro trên thị trường.
Việc nghiên cứu đối thủ không chỉ giúp Sales Manager củng cố vị thế của doanh nghiệp mà còn tạo ra những cơ hội mới để phát triển và mở rộng kinh doanh. Đồng thời, cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh và đạt được thành công dài hạn trên thị trường cạnh tranh.
5. Báo cáo & Đánh giá hoạt động bán hàng
Sales Manager sẽ thực hiện lập báo cáo định kỳ về hoạt động bán hàng, doanh số bán hàng cho cấp trên. Họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của bộ phận kinh doanh và phải đảm bảo rằng mọi báo cáo được gửi lên cấp trên đều phản ánh đúng tình hình và tiến độ của công việc.
Ngoài việc lập báo cáo, Sales Manager cũng phải đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong phòng kinh doanh. Dựa trên đánh giá này, Sales Manager đưa ra các quyết định thưởng - phạt hợp lý nhằm tăng cường động lực và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ.
6. Phối hợp với các bộ phận khác
Sales Manager chính là điểm nối quan trọng giữa bộ phận kinh doanh và các bộ phận khác trong tổ chức như sản xuất, marketing, dịch vụ khách hàng,... Việc này đòi hỏi Sales Manager phải có khả năng phối hợp và làm việc cùng các bộ phận khác nhau để đảm bảo sự liên kết, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Lê Long Triều