Những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Luật Kinh tế là gì?

Luật Kinh tế là ngành học đòi hỏi sinh viên phải hiểu cũng như áp dụng luật pháp một cách chính xác để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Vậy học ngành này có thuận lợi và khó khăn gì?

Ngành Luật Kinh tế là gì?

Ngành Luật Kinh tế là môn học về pháp luật kinh tế và các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Mục đích là điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tổ chức và quản lý kinh tế. Là một chuyên ngành riêng biệt, luật kinh tế được đào tạo tại các trường luật với kiến thức về luật hành chính, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật hiến pháp, luật tài chính, luật lao động,…

Những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Luật kinh tế là gì?

Những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Luật Kinh tế là gì?

Những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Luật Kinh tế là gì?

Luật Kinh tế là ngành học đòi hỏi sinh viên phải hiểu cũng như áp dụng luật pháp luật một cách chính xác để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Đây là ngành khó bởi trong quá trình học tập luôn phải nắm bắt những xu hướng mới đổi trong kinh tế.

Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Luật Kinh tế:

*Thuận lợi

- Có nhiều cơ hội nghề nghiệp:

Việc học ngành luật kinh tế sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết để làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong các doanh nghiệp lớn.

- Được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết

+ Kỹ năng Nghiên cứu: Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với vô vàn nguồn kiến thức, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu để hiểu rõ và phân tích từng nội dung vấn đề, đồng thời sàng lọc những kiến thức đó và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, mạch lạc bằng những thuật ngữ pháp lý.

+ Kỹ năng Trình bày, thuyết phục: Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết phục khi tham gia vào các cuộc debate, thuyết trình các dự án, nghiên cứu khóa học, các chương trình ngoại khóa như các phiên tòa giả định, hội thảo, tọa đàm,…

+ Kỹ năng Viết: Bản chất việc học Luật là viết nhiều, được rèn luyện từng ngày qua các bài học trên lớp hay các bài tiểu luận, bài thi. Vì vậy, kỹ năng viết của sinh viên được cải thiện trước và sau rõ rệt, kèm theo đó là kỹ năng đọc hiểu cũng được phát triển hơn.

- Có thể vận dụng kiến thức trong mọi lĩnh vực ở cuộc sống

Tất cả mọi hoạt động trong xã hội đều có sự có mặt của pháp luật, luật pháp bao trùm lên mọi lĩnh vực, quan hệ. Khi học ngành luật, sinh viên không chỉ trau dồi, tích lũy nhiều kiến thức liên quan đến pháp luật mà trong quá trình học tập, sinh viên còn có thể tiếp cận nhiều môn học bổ túc ở các ngành học khác như tài chính - ngân hàng, văn hóa - xã hội, kinh tế,... Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều vốn kiến thức khác nhau có thể vận dụng trong quá trình học tập hoặc đi làm ở các lĩnh vực đó.

Từ đó cho thấy việc hiểu biết pháp luật không bao giờ là dư thừa và các kiến thức học được có thể vận dụng trong công việc của mình với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực.

- Ứng dụng luật pháp trong kinh tế

Học luật kinh tế giúp hiểu rõ hơn về cách áp dụng luật pháp trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính. Với kiến thức về quy định pháp lý và chính sách kinh tế, cử nhân luật kinh tế sẽ đóng góp vào việc tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan và tham gia vào việc xây dựng chính sách kinh tế.

- Tiềm năng thu nhập cao

Ngành luật kinh tế được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng thu nhập cao. Với sự phát triển của kinh tế và doanh nghiệp, nhu cầu về chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng. Điều này tạo ra cơ hội thu nhập hấp dẫn cho mọi người và đặc biệt đối với nữ giới sẽ giúp họ đảm bảo tương lai tài chính và chủ động về kinh tế, mang tới cho bản thân và gia đình có một cuộc sống đầy đủ và ổn định.

*Khó khăn

- Cập nhật, học hỏi liên tục

Khó khăn đầu tiên khi theo học ngành Luật kinh tế đó là phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên tục. Cùng với đó là các văn bản luật, nghị định,… có hàng trăm ngàn văn bản pháp luật luôn được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, nếu đã lựa chọn theo học ngành Luật kinh tế thì sinh viên khi học và sau khi ra trường cần thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc. Đặc biệt, nếu bạn có ý định học cao lên Thạc sĩ, Tiến sĩ, Nghiên cứu khoa học,… thì việc cập nhật, học hỏi rất cần thiết và quan trọng.

- Đòi hỏi kiên nhẫn

Luật kinh tế được nhận xét là ngành học khá khô khan yêu cầu cần hiểu được tất cả các bộ Luật, nghị định để áp dụng vào giải quyết công việc. Ngoài ra, công việc ngành Luật cũng phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn, thậm chí là dễ gây nản lòng.

Vì vậy, ngoài đặc thù của ngành Luật kinh tế là có chuyên môn cao thì cần có tính kiên nhẫn và yêu cầu các tính chất phẩm chất đạo đức khắt khe, nghiêm túc. Để theo đuổi được ngành này cũng cần có đam mê cùng định hướng đúng đắn trong quá trình học tập cũng như khi vào làm việc thực tế sẽ tốt hơn.

- Đòi hỏi một trí nhớ tốt

Đặc thù của ngành Luật kinh tế nói riêng và ngành Luật nói chung là phải ghi nhớ rất nhiều và chính xác. Do đó, một trí nhớ tốt chính là yếu tố cần thiết để áp dụng linh hoạt các điều Luật vào giải quyết tình huống và công việc.

Nếu như không ghi nhớ hay áp dụng chính xác điều luật sẽ dẫn đến xử lý vấn đề sai quy định, ảnh hưởng đến kinh tế của chủ thể,… Vì vậy, người học Luật kinh tế cần có khả năng ghi nhớ tốt - đây cũng là một khó khăn của ngành Luật kinh tế mà người học cần phải trải qua.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật kinh tế

Lê Long Triều

117 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngành Luật kinh tế là gì? Mức lương khi học ngành Luật kinh tế là bao nhiêu?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật kinh tế Ngành luật kinh tế Học luật kinh tế Thuận lợi và khó khăn Ngành luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào