Mâm ngũ quả 3 miền như thế nào? Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết là gì?
Mâm ngũ quả 3 miền như thế nào?
Mâm ngũ quả được xem là một phần không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về, tại mỗi gia đình dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều cố gắng chuẩn bị thật đầy đủ và tinh tươm nhất cho mâm ngũ quả để dâng lên tổ tiên, ông bà của mình.
Tùy thuộc vào từng vùng miền, các loại trái cây được cúng trong mâm ngũ quả của người Việt cũng có sự khác nhau. Cùng điểm qua một số loại trái cây phổ biến được cúng trong mâm ngũ quả 3 miền nhé:
Miền Bắc
(1) Chuối: Tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết và che chở.
(2) Bưởi: Đại diện cho sự giàu sang, tài lộc.
(3) Phật thủ: Mang ý nghĩa cầu mong sự phù hộ từ thần linh.
(4) Hồng: Biểu trưng của niềm vui và hạnh phúc.
(5) Quýt: Tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt
Miền Trung
(1) Chuối: Biểu tượng cho sự đùm bọc, che chở.
(2) Mãng cầu: Mong muốn "cầu vừa đủ xài", hàm ý về sự đầy đủ, no ấm.
(3) Dừa: Mang ý nghĩa sung túc, không thiếu thốn.
(4) Đu đủ: Tượng trưng cho sự đủ đầy và ấm no.
(5) Xoài: Biểu tượng cho sự tiêu xài dư dả, không lo thiếu thốn
Miền Nam
(1) Mãng cầu: Mong muốn "cầu vừa đủ xài".
(2) Dừa: Tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc.
(3) Đu đủ: Mang ý nghĩa đủ đầy, no ấm.
(4) Xoài: Biểu tượng cho sự tiêu xài dư dả.
(5) Sung: Tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ
Có thể thấy, mỗi loại trái cây trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện mong ước của gia chủ cho một năm mới an lành, hạnh phúc và thịnh vượng.
Vì thế, mâm ngũ quả ngày tết âm lịch không chỉ là biểu tượng của sự trân trọng, mà còn là lời cầu chúc cho một năm mới an lành, sung túc và đầy ắp niềm vui.
Mâm ngũ quả 3 miền như thế nào? Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết là gì?
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết là gì?
Theo quan niệm của người Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung thì mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Đó cũng là lý do mà mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây với tên gọi và màu sắc khác nhau, thể hiện sự hài hòa, đa dạng và cân bằng trong tự nhiên.
Theo đó, mâm ngũ quả ngày Tết âm lịch tượng trưng cho lòng hiếu thảo, sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và thể hiện tốt hiếu đạo “uống nước nhớ nguồn” trong những ngày đầu năm.
Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa của sự tươi trẻ, mới mẻ và những mong ước của gia chủ về những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở các miền khác nhau thì cũng có một số điểm khác biệt nho nhỏ so với nhau, như đối với miền Bắc thường thì mâm ngũ quả sẽ gồm các trái như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, quất, lê…
Đặc biệt, đối với mâm ngũ quả ở miền Bắc nhất thiết phải có nải chuối bởi vì theo quan niệm thì nải chuối có hình dáng như bàn tay ngửa thể hiện cho sự che chở, bảo bọc của đất trời.
Đối với mâm ngũ quả của miền Trung thì do có phần giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ các loại của 02 miền như chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, cam, lê ki ma, thanh long…
Cuối cùng là miền Nam thì mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Và cũng từ mâm ngũ quả của miền Nam mà lại xuất hiện nhiều câu đồng âm về mâm ngũ quả như “Cầu sung dừa đủ xài” hoặc “Cầu dừa đủ xài sung”,...
Sự đa dạng trong cách bày biện mâm ngũ quả giữa các miền Bắc, Trung, Nam không chỉ làm phong phú thêm nét văn hóa mà còn thể hiện sự sáng tạo của người dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống.
Mâm ngũ quả ngày Tết là không chỉ là một phong tục tập quán mà còn là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc. Nó phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc gìn giữ truyền thống và mong muốn hướng về cội nguồn, từ đó tạo ra một không gian văn hóa phong phú và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới.
Ngày nay, với tính sáng tạo bao la, các bạn trẻ đã biến tấu, sáng tạo thêm một số loại mâm ngũ quả như là “Cầu dừa đủ chỉ tiêu” hay là “Cầu dừa đủ qua môn”,...Dù là loại trái cây gì thì mỗi loại trái cây đều mang những ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên không khí Tết vui tươi và ấm áp.
Nguyễn Tiến Khoa