Khối H gồm những môn nào? Tổ hợp môn khối H phù hợp với những ngành nào?

Tổ hợp môn thuộc khối H gồm những môn nào? Học khối H sẽ phù hợp với những ngành nào? Điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia hiện nay như thế nào?

Khối H gồm những môn nào?

Khối H là khối thi dành cho các thí sinh có năng khiếu hội họa, mỹ thuật. Tổ hợp môn khối H luôn có ít nhất một môn thi năng khiếu vẽ. Cụ thể, tổ hợp môn khối H bao gồm các môn thi Ngữ Văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 và Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2.

Hiện nay, khối H được chia thành 9 tổ hợp môn khác nhau gồm có:

- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2

- H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật

- H02: Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu

- H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu

- H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ năng khiếu

- H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ năng khiếu

- H06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật

- H07: Toán, Vẽ hình họa, Vẽ trang trí

- H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật

Khối H gồm những môn nào? Tổ hợp môn khối H phù hợp với những ngành nào?

Khối H gồm những môn nào? Tổ hợp môn khối H phù hợp với những ngành nào? (Hình từ Internet)

Tổ hợp môn khối H phù hợp với những ngành nào?

Khối H thường được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành liên quan đến nghệ thuật và thiết kế. Dưới đây là một số ngành học phổ biến mà khối H phù hợp:

- Mỹ thuật: Bao gồm hội họa, điêu khắc, và nghệ thuật gốm.

- Thiết kế: Thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, và thiết kế công nghiệp.

- Kiến trúc: Các ngành liên quan đến kiến trúc và quy hoạch đô thị.

- Công nghệ Điện ảnh – Truyền hình: Bao gồm các ngành liên quan đến sản xuất phim và truyền hình.

Ngoài các ngành đã đề cập, khối H còn có nhiều ngành học khác, bao gồm:

- Thiết kế công nghiệp: Kết hợp giữa khoa học công nghệ và mỹ thuật để nâng cao tính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm công nghiệp.

- Sư phạm mỹ thuật: Đào tạo giáo viên mỹ thuật cho các cấp học.

- Điêu khắc: Nghệ thuật tạo hình từ các chất liệu như đá, gỗ, kim loại.

- Kiến trúc: Thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc.

- Hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh, bao gồm nhiều thể loại như tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh màu nước.

- Công nghệ điện ảnh – truyền hình: Sản xuất và biên tập các sản phẩm điện ảnh và truyền hình.

- Quản lý văn hóa: Quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
2. Điều kiện dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
...

Như vậy, điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

(1) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi

- Được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

- Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

(2) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước

- Có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.

(3) Đối với thí sinh đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

Đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định.

Lưu ý: Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ hợp môn

Nguyễn Trần Thị Ánh Loan

lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào