CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp là gì?
CPO là gì?
CPO là viết tắt của cụm từ “Chief Product Officer”, tức chỉ chức danh “Giám đốc sản xuất” hay “Quản đốc sản xuất” trong doanh nghiệp. Cụ thể là nghiên cứu, lên chiến lược, phát triển sản phẩm và kế hoạch Pr cho sản phẩm. Giám đốc sản xuất sẽ theo sát quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu lên ý tưởng đến khâu tiêu thụ.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần một người có khả năng quản lý toàn diện quy trình sản xuất. Theo đó, CPO không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động này, mà còn đảm bảo rằng sản phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng và thị trường.
Mô tả công việc của CPO
- CPO chịu trách nhiệm cho rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, dưới đây là một số công việc trọng yếu của người làm CPO:
- Đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ và đạt chuẩn chất lượng.
- Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch và quản lý ngân sách sản xuất, đảm bảo hiệu quả chi phí.
- Tuyển dụng, đào tạo và lên kế hoạch phát triển dài hạn cho bộ phận sản xuất.
- Nghiên cứu và triển khai các công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất.
- Tạo dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy tinh thần và sự tận tâm của nhân viên.
- Đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác.
- Thu thập và phân tích dữ liệu sản xuất, lập báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc.
- Đảm bảo mọi hoạt động sản xuất tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp hiện hành.
- Theo dõi và phân tích thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng để xác định cơ hội tăng trưởng và cải thiện sản phẩm hiện có.
- Xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất để đo lường sự thành công và tác động của sản phẩm.
CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò CPO trong doanh nghiệp là gì?
Giám đốc sản xuất chính là những nhân sự cấp cao có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất. Giám đốc sản xuất là người giám sát và cố vấn cho cả bộ phận sản xuất và Tổng giám đốc từ lên kế hoạch đến thực thi sản phẩm. Vai trò của CPO là đảm bảo những sản phẩm do công ty sản xuất có thể tiến sâu vào thị trường mục tiêu, thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò CPO trong doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
Giám sát tiến độ và chất lượng
Tiến độ đi kèm với chất lượng là 2 điều kiện tiên quyết để CPO “chinh phục” khách hàng của mình. Đó là cái đích mà bất cứ người sếp nào cũng như đội ngũ quản trị doanh nghiệp mong muốn đạt được.
Người làm quản lý sẽ có những chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ mang tên KPI để giám sát tiến độ cũng như chất lượng. Từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đến câu chuyện nguyên vật liệu cũng đều phụ thuộc vào sự “tinh anh” của CPO - Giám đốc sản xuất để toàn vẹn trong tất cả mọi công đoạn, nơi mà bất cứ một sai sót nào cũng không được xem nhẹ và bỏ qua.
Định hướng sự phát triển của tổ chức, cơ cấu sản xuất
Giám đốc sản xuất cần phối hợp với CMO (Giám đốc Marketing) và CCO (Giám đốc kinh doanh) để đề xuất và triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng, xác định nhu cầu của tệp khách hàng tiềm năng phù hợp. Từ đó, Quản đốc sản xuất sẽ thống nhất kế hoạch sản xuất với Ban Giám đốc, trong đó CPO đảm đương cơ cấu sản xuất, bảng giá nguyên vật liệu sẽ sử dụng, thiết kế hình thái và bao bì của sản phẩm.
Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định về an toàn lao động của nhân viên phòng Sản xuất.
Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức
Là người đứng đầu Phòng sản xuất, một CPO cần đảm bảo sự phối hợp hoàn hảo giữa nhân viên Phòng sản xuất với doanh nghiệp bởi cốt lõi của sản xuất theo hệ thống máy móc chỉ tốt khi được vận hành bởi những con người tốt, những nhân viên luôn luôn hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình khi làm việc tại tổ chức.
Nói cách khác, một sản phẩm thân thiện nhất, có ích nhất đối với người dùng luôn được sản sinh ra từ quá trình đồng sáng tạo giữa - CPO cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức, trong đó có chính đóng góp từ chính những nhân viên từ Phòng sản xuất.
Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
CPO gần giống như những nhân viên kinh doanh khi họ cũng cần giữ mối liên hệ với khách hàng. Sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực và đúng đắng nhất về chất lượng sản phẩm. Bài toán về doanh số, thương hiệu của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp được xây đắp nên từ những điều cơ bản và nhỏ nhặt nhất.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Lê Long Triều