Cơ cấu kinh tế là gì và cơ cấu thành phần kinh tế gồm những gì? Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến người lao động thế nào?
Cơ cấu kinh tế là gì, cơ cấu thành phần kinh tế gồm những gì? Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến người lao động thế nào?
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ. Nó phản ánh cách mà các phần tử và bộ phận khác nhau của nền kinh tế được tổ chức và tương tác với nhau.
Cơ cấu thành phần kinh tế gồm ba bộ phận chính:
- Cơ cấu ngành kinh tế: Bao gồm các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Gồm các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu lãnh thổ: Phân chia theo các vùng kinh tế khác nhau trong một quốc gia.
Cơ cấu kinh tế giúp đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia và hỗ trợ nhà nước trong việc đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự cân bằng, ổn định và phát triển bền vững.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay có những tác động đáng kể đến người lao động, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Tăng cơ hội việc làm: Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt là trong các khu vực đô thị.
+ Thu nhập tăng: Thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Đào tạo và phát triển kỹ năng: Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, giúp họ nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Áp lực công việc: Sự cạnh tranh và yêu cầu cao về hiệu suất làm việc có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi cho người lao động.
+ Chênh lệch thu nhập: Mặc dù thu nhập tăng, nhưng sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành và khu vực vẫn tồn tại, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và nông thôn.
+ Thiếu ổn định trong việc làm: Một số ngành công nghiệp và dịch vụ có tính chất công việc không ổn định, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong một số giai đoạn.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Cơ cấu kinh tế là gì, cơ cấu thành phần kinh tế gồm những gì? Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến người lao động thế nào? (Hình từ Internet)
Kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và tác động đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết, quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
Đồng thời, căn cứ Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
c) Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
3. Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, cụ thể:
- 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương;
- 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập).
Phạm Đại Phước