CMS là gì trong Marketing? Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì theo quy định?

Hiểu như thế nào về CMS trong Marketing? Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?

CMS là gì trong Marketing?

CMS, viết tắt của Content Management System (Hệ thống quản lý nội dung), là một phần mềm hoặc nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa, quản lý và xuất bản nội dung trên website mà không cần phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình.

Trong Marketing, CMS có vai trò quan trọng như sau:

- Quản lý nội dung dễ dàng: CMS giúp các marketer dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa và xuất bản nội dung mà không cần sự can thiệp của lập trình viên.

- Tối ưu hóa SEO: Hầu hết các CMS hiện nay đều tích hợp sẵn các công cụ hỗ trợ SEO, giúp tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với CMS, doanh nghiệp không cần thuê một đội ngũ lập trình viên để quản lý website, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

- Khả năng mở rộng: CMS cho phép thêm các tính năng mới và mở rộng quy mô website khi doanh nghiệp phát triển mà không cần thay đổi nền tảng ban đầu.

- Bảo mật và quản lý người dùng: CMS cung cấp các tính năng quản lý người dùng và quyền hạn, giúp kiểm soát ai có thể truy cập và chỉnh sửa nội dung trên website.

* Một số CMS phổ biến hiện nay:

- WordPress: Phổ biến nhất và dễ sử dụng.

- Joomla: Linh hoạt và mạnh mẽ.

- Drupal: Tùy biến cao và bảo mật tốt.

- Magento: Chuyên dụng cho các website thương mại điện tử.

Thông tin về "CMS là gì trong Marketing?" chỉ mang tính chất tham khảo.

CMS là gì trong Marketing? Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?

CMS là gì trong Marketing? Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì? (Hình từ Internet)

Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.
Điều kiện và môi trường làm việc: các hoạt động marketing thương mại được thực hiện ở các tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với các khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Theo đó, Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thêm nữa, nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề Marketing thương mại trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Marketing truyền thống;
- Dịch vụ khách hàng;
- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng;
- Thương hiệu;
- Truyền thông;
- Digital Marketing;
- Quản trị marketing truyền thống;
- Quản trị dịch vụ khách hàng;
- Quản trị thương hiệu;
- Quản trị Digital Marketing;
- Quản trị truyền thông.

Theo đó, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề Marketing thương mại trình độ cao đẳng bao gồm:

- Marketing truyền thống;

- Dịch vụ khách hàng;

- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng;

- Thương hiệu;

- Truyền thông;

- Digital Marketing;

- Quản trị marketing truyền thống;

- Quản trị dịch vụ khách hàng;

- Quản trị thương hiệu;

- Quản trị Digital Marketing;

- Quản trị truyền thông.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Marketing thương mại

Nguyễn Trần Thị Ánh Loan

lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào