Cách chuyển chữ thường sang in hoa trong Excel đơn giản và nhanh chóng?
Cách chuyển chữ thường sang in hoa trong Excel đơn giản và nhanh chóng?
Các cách chuyển chữ thường sang in hoa trong Excel, cụ thể như sau:
Cách 1: Cách chuyển chữ thường sang in hoa trong Excel bằng hàm UPPER
- Bước 1: Chèn một ô hoặc cột tạm bên cạnh ô hoặc cột chứa văn bản muốn chuyển đổi.
- Bước 2: Tại ô hoặc cột tạm, soạn công thức =UPPER(ô trống chứa ký tự muốn chuyển).
- Bước 3: Nhấn Enter, lúc này tất cả các chữ thường trong ô hoặc cột chứa văn bản sẽ tự động chuyển đổi thành dạng chữ in hoa.
Nếu muốn áp dụng hàm UPPER cho một phạm vi ô, chỉ cần nhập công thức một lần và kéo thả xuống dưới phạm vi ô cần chuyển đổi.
Cách 2: Sử dụng hàm PROPER
- Bước 1: Chèn một ô hoặc cột tạm bên cạnh ô hoặc cột chứa văn bản cần chuyển đổi.
- Bước 2: Tại ô hoặc cột tạm, soạn công thức =PROPER(ô trống chứa ký tự muốn chuyển).
- Bước 3: Bấm Enter, lúc này tất cả các chữ cái đầu trong ô hoặc cột chứa văn bản sẽ chuyển đổi thành dạng in hoa, trong khi những chữ cái còn lại giữ nguyên dạng chữ thường.
Nếu muốn áp dụng hàm PROPER cho một phạm vi ô, chỉ cần nhập công thức một lần và kéo thả xuống dưới phạm vi ô cần chuyển đổi.
Cách 3: Chuyển chữ thường sang in hoa bằng Flash Fill
- Bước 1: Chèn tạm một cột bên cạnh với cột chứa văn bản cần chuyển đổi.
- Bước 2: Tại cột tạm, nhập lại dữ liệu tại ô đầu tiên theo định dạng mong muốn.
- Bước 3: Nhấn tổ hợp phím “CTRL + E” để hiển thị công cụ Flash Fill.
- Bước 4: Tất cả các ô còn lại của cột tạm sẽ được tự động chuyển đổi theo định dạng mong muốn.
- Bước 5: Xóa cột viết thường ban đầu để hoàn tất quá trình chuyển đổi.
Cách 4: Dùng hàm LOWER
- Bước 1: Nhập công thức "=LOWER(A1)" (Thay A1 bằng ô cần chuyển đổi). Ở đây, giả sử dữ liệu cần chuyển đổi nằm trong ô A1.
- Bước 2: Ấn nút “Enter” để áp dụng công thức, sẽ thấy kết quả hiển thị chữ thường trong Excel.
- Bước 3: Tiếp theo, nhấn vào biểu tượng “chữ thập” bên phải của ô với công thức vừa nhập. Kéo liên tục ấn chuột trái và kéo xuống các dòng dưới để áp dụng công thức cho các ô khác.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách chuyển chữ thường sang in hoa trong Excel đơn giản và nhanh chóng? (Hình từ Internet)
Sử dụng lao động chưa thành niên có phải lập sổ theo dõi riêng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Theo đó người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi không lập sổ theo dõi riêng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Theo đó, khi sử dụng người lao động chưa thành niên nhưng người sử dụng lao động không lập sổ theo dõi riêng thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 2 - 4 triệu đồng (mức phạt tổ chức).

Phan Văn Huy









