Cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý như thế nào?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là ai?
Tại Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
...
Theo quy định trên, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm những chứng từ gì?
Tại Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
...
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
b) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
d) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe.
3. Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 của Luật này được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn.
...
Như vậy để đề nghị cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý, người đề nghị cần chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ sau:
- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
Cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BTP có quy định về cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế như sau:
Thời gian theo buổi làm việc thực tế
1. Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
2. Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:
a) Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
b) Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
3. Khi áp dụng cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và thời gian thực hiện các công việc vào Bảng kê thời gian thực tế (Mẫu TP-TGPL-01) ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý được thực hiện như sau:
- Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:
+ Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
+ Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?