Các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh nào?

Cho tôi hỏi những chức danh nào bắt buộc phải có đối với các đơn vị thực hiện khai thác và chế biến đá? Câu hỏi của anh N.H.H (Nam Định)

Các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh nào?

Căn cứ Điều 4 Chương 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Các yêu cầu chung
1. Chỉ cấp phép khai thác, chế biến đá ở những địa điểm đảm bảo bán kính an toàn trong quá trình nổ mìn và chế biến đá.
Diện tích cấp phép và thời gian cấp phép phải đảm bảo để thiết kế và hoạt động khai thác, chế biến đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân và mọi người lao động tiến hành khai thác và chế biến đá đều phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Các đơn vị phải có các chức danh sau đây (về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực cán bộ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước):
3.1. Giám đốc điều hành mỏ.
3.2. Người chỉ huy nổ mìn.
3.3. Cán bộ chuyên trách (hoặc bán chuyên trách) về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Đơn vị khai thác đá phải xây dựng và ban hành nội quy lao động của mỏ theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Người lao động phải có đủ sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo quy định hiện hành của cơ quan y tế có thẩm quyền. Không được tiếp nhận người không đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định đối với công việc đang đảm nhận.
6. Người lao động trước khi bố trí công việc tại mỏ phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được cấp thẻ an toàn lao động.
7. Đơn vị khai thác đá phải đảm bảo:
7.1. Mỏ phải có đường lên xuống núi để công nhân đi lại thuận lợi, an toàn. Khi độ dốc của đường lớn hơn 300 phải có lan can chắc chắn;
7.2. Có phương tiện chuyên chở phù hợp cho người đi làm phải qua sông, suối, hồ trong mặt bằng thi công. Các phương tiện chuyên chở bằng đường thủy phải đảm bảo an toàn theo quy định đăng kiểm Việt Nam hiện hành.
7.3. Có đầy đủ tài liệu địa chất, thiết kế thi công, hộ chiếu khoan, nổ mìn và hộ chiếu xúc, bốc, vận tải.
...

Như vậy, các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh như sau:

- Giám đốc điều hành mỏ;

- Người chỉ huy nổ mìn;

- Cán bộ chuyên trách (hoặc bán chuyên trách) về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh nào?

Các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh nào? (Hình từ Internet)

Chăm sóc sức khoẻ người lao động khi làm các công việc khai thác và chế biến đá như thế nào?

Căn cứ Điều 30 Chương 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.

Như vậy, người lao động làm các công việc khai thác và chế biến đá sẽ được chăm sóc sức khỏe theo quy định trên.

Người sử dụng lao động có phải cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc khai thác và chế biến đá không?

Căn cứ Điều 32 Chương 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:

Phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải cấp phát đầy đủ, đảm bảo chất lượng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
2. Hướng dẫn cách sử dụng và mục đích, ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
3. Có bảng nêu mục đích sử dụng của từng loại phương tiện treo trên công trường, nhà xưởng.
4. Có nơi cất giữ, bảo quản và vệ sinh các loại phương tiện bảo vệ cá nhân tại nơi làm việc.

Như vậy, người sử dụng lao động phải cấp phát đầy đủ, đảm bảo chất lượng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi làm các công việc về khai thác và chế biên đá theo quy định.

Chế biến đá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi chế biến đá thủ công thì người đập đá phải thực hiện những yêu cầu nào?
Lao động tiền lương
Các đơn vị khai thác và chế biến đá phải có các chức danh nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế biến đá
1,023 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế biến đá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế biến đá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào