Cá nhân muốn làm đại lý bảo hiểm phải đảm bảo những điều kiện gì?
Cá nhân muốn làm đại lý bảo hiểm phải đảm bảo những điều kiện gì?
Trước khi tìm hiểu về điều kiện để cá nhân có thể trở thành đại lý bảo hiểm, cần phải hiểu rõ về đại lý bảo hiểm thông qua Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được quy định như sau:
Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Bên cạnh đó, tại Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về điều kiện hoạt động đối với đại lý bảo hiểm như sau:
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định tại Điều 130 của Luật này.
...
3. Tổ chức, cá nhân không được giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm;
b) Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành hình phạt cấm hành nghề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Như vậy, nếu cá nhân đáp ứng được 3 điều kiện và không được phép thực hiện các hợp đồng nêu trên sẽ được phép hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật. Việc quy định điều kiện để cá nhân làm đại lý bảo hiểm nhằm góp phần đảm bảo cá nhân có thể thực hiện tốt và hiệu quả việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm chất lượng, hợp pháp đến với người dân.
Cá nhân muốn làm đại lý bảo hiểm (Hình từ Internet)
Chứng chỉ đại lý bảo hiểm mà cá nhân cần phải có để làm đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?
Chứng chỉ đại lý bảo hiểm mà một trong những điều kiện bắt buộc để cá nhân có thể hoạt động đại lý bảo hiểm, chứng chỉ này được quy định cụ thể tại Điều 130 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung chủ yếu đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
b) Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm;
c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
d) Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
đ) Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm; nội dung đào tạo, hồ sơ, trình tự, thủ tục thi, cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Như vậy, chứng chỉ đại lý bảo hiểm hiện nay có 3 loại: nhân thọ, phi nhân thọ và sức khỏe. Trong quá trình đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần đáp ứng các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật để đảm bảo các đại lý nắm được các quy tắc, quyền, nghĩa vụ cũng như các quy định pháp luật để có thể hoạt động hợp pháp trên thị trường.
Cá nhân làm đại lý bảo hiểm không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm:
...
3. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết điểm d khoản 2 Điều này.
Như vậy, cá nhân làm đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi như trên. Quy định này nhằm bảo vệ người tiêu dùng cũng như đem đến môi trường kinh doanh bảo hiểm lành mạnh và phát triển.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?