Bộ Tư lệnh 86 là gì? Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng bảo vệ an ninh mạng theo nguyên tắc gì?
Bộ Tư lệnh 86 là gì?
Bộ Tư lệnh 86, còn được gọi là Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 2017, Bộ Tư lệnh 86 có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Bộ Tư lệnh 86 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và các hoạt động "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng. Bộ Tư lệnh này cũng tham gia xây dựng các chiến lược và văn bản pháp luật liên quan đến an ninh mạng, như Luật An ninh mạng 2018.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Bộ Tư lệnh 86 là gì? Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng bảo vệ an ninh mạng theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng bảo vệ an ninh mạng theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 quy định thì nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Ngoài lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thì còn các lực lượng nào?
Theo Điều 30 Luật An ninh mạng 2018 quy định:
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Theo đó ngoài lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thì còn các lực lượng như:
-Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?