Bị tai nạn lao động nhưng không được công ty đóng bảo hiểm, người lao động được hỗ trợ thế nào?
Bị tai nạn lao động nhưng không được công ty đóng bảo hiểm, người lao động được hỗ trợ thế nào?
Tại Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
...
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trong thời gian làm việc nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì khi xảy ra tai nạn lao động, công ty có trách nhiệm hỗ trợ những khoản chi phí sau:
- Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động.
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra với mức tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
- Trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định pháp luật.
Bị tai nạn lao động nhưng không được công ty đóng bảo hiểm, người lao động được hỗ trợ thế nào? (Hình từ Internet)
Ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Tại khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.
3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, người sử dụng lao động chính là nhóm đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên chỉ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi sử dụng nhóm người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Người lao động nào được đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc đối với các đối tượng là người lao động gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Như vậy, người lao động làm việc dưới hình thức hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên đều bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?