Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại bảo hiểm bắt buộc đúng không?
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại bảo hiểm bắt buộc đúng không?
- Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm những hình thức nào?
- Công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì sẽ bị xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên đúng không?
- 04 nguyên tắc hành nghề công chứng là những nguyên tắc nào?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại bảo hiểm bắt buộc đúng không?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là một loại hình bảo hiểm bắt buộc.
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên sẽ được tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho mình khi công chứng viên hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng đó.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại bảo hiểm bắt buộc đúng không? (Hình từ Internet)
Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên như sau:
Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Như vậy, các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
- Công chứng viên của các Phòng công chứng;
- Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
Công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì sẽ bị xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên đúng không?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Công chứng 2014 có quy định về đăng ký hành nghề như sau:
Đăng ký hành nghề
1. Tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiện đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.
2. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.
3. Khi công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, khi công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên.
Như vậy, công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì sẽ bị xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên.
04 nguyên tắc hành nghề công chứng là những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Công chứng 2014 quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng như sau:
Nguyên tắc hành nghề công chứng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
Như vậy, 04 nguyên tắc hành nghề công chứng bao gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?