Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp như thế nào?

Cho tôi hỏi bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp như thế nào? Câu hỏi từ anh M.S (TP.HCM).

Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BNV thì bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp được thể hiện như sau:

bang-lương-chuyen-mon-ky thuat

Theo đó bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp chia làm 2 nhóm, cụ thể:

- Nhóm 1 có các hệ số lương: 3,20; 3,45; 3,70; 3,95; 4,20; 4,45; 4,70; 4,95; 5,20; 5,45.

- Nhóm 2 có các hệ số lương: 2,95; 3,20; 3,45; 3,70; 3,95; 4,20; 4,45; 4,70; 4,95; 5,20.

Bảng lương

Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu áp dụng cho các đối tượng nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu gồm:

- Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV.

- Người làm công tác cơ yếu được áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo loại và nhóm ngành, nghề như sau:

+ Loại chuyên môn kỹ thuật cao cấp:

Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành kỹ thuật mật mã hoặc chuyên ngành khác phù hợp với nhóm ngành, nghề sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật mật mã; nghiên cứu khoa học công nghệ mật mã; thông tin khoa học công nghệ mật mã; kiểm định mật mã; giảng viên (không bao gồm giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV); chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ cơ yếu; bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin cơ yếu; sản xuất tài liệu, lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc những ngành, nghề còn lại.

+ Loại chuyên môn kỹ thuật trung cấp:

Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp trung cấp theo hai nhóm ngành, nghề như sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật mật mã; bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ cơ yếu; bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin cơ yếu; sản xuất tài liệu, sản xuất lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã, kiểm tra tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành cơ yếu.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp trung cấp thuộc những ngành, nghề còn lại.

+ Loại chuyên môn kỹ thuật sơ cấp:

Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo sơ cấp theo hai nhóm ngành, nghề như sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; thực hành sản xuất và ứng dụng kỹ thuật mật mã; sản xuất tài liệu, lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã, lái xe chuyên ngành (xe đặc chủng), lái xe con; đánh máy, in sao, y sĩ, dược sĩ hạng IV; bảo vệ mật mã và thông tin cơ yếu.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo sơ cấp thuộc những ngành, nghề còn lại.

Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu có trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định trong tiêu chuẩn chức danh thì chỉ được xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh đó.

Tiêu chuẩn hiện nay của người làm công tác cơ yếu là gì?

Theo Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 quy định:

Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó người làm công tác cơ yếu phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu;

- Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có các phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;

- Có đủ trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

- Đã được qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.

Bảng lương chuyên môn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp chia làm mấy nhóm?
Lao động tiền lương
Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu áp dụng cho các đối tượng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảng lương chuyên môn
407 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảng lương chuyên môn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảng lương chuyên môn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào