Bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành bao nhiêu bậc?
Bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành bao nhiêu bậc?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành 10 bậc như sau:
STT | Cấp hàm cơ yếu | Hệ số lương |
1 | Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy | 4,20 |
2 | Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy | 4,60 |
3 | Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy | 5,00 |
4 | Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy | 5,40 |
5 | Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá | 6,00 |
6 | Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá | 6,60 |
7 | Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá | 7,30 |
8 | Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá | 8,00 |
9 | Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng | 8,60 |
10 | Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng | 9,20 |
Bảng lương cấp hàm cơ yếu được xếp thành bao nhiêu bậc? (Hình từ Internet)
Bảng lương cấp hàm cơ yếu được áp dụng cho đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định:
Bảng lương cấp hàm cơ yếu
1. Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
a) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã; kiểm định mật mã; tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
c) Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
...
Theo đó bảng lương cấp hàm cơ yếu được áp dụng cho:
- Người giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực cơ yếu mà pháp luật quy định như:
+ Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã;
+ Nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin;
+ An ninh mạng;
+ Quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã;
+ Kỹ thuật mật mã;
+ Mã dịch mật mã;
+ Kiểm định mật mã;
+ Tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Theo Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
- Phải giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Phục tùng đối với sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
- Trường hợp nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
- Ngoài ra còn thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?