Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức do ai thành lập?
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức do ai thành lập?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:
Trình tự tổ chức tuyển dụng
1. Thành lập Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
2. Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.
Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
...
Theo đó, Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định thành lập chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng.
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức do ai thành lập?
Căn cứ vào đâu để thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:
Hội đồng tuyển dụng viên chức
1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Trường hợp không bố trí được Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định.
2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
Trường hợp tuyển dụng viên chức vào làm việc tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng thành viên (số lẻ) và thành phần Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch (đối với trường hợp tổ chức thực hiện vấn đáp hoặc thực hành tại vòng 2). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức.
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức được quy định thế nào?
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức mới nhất 2024 sẽ được sử dụng Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức ban hành kèm theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP: Tại đây
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?