Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia bao gồm những ai?
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định về ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố như sau:
Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.
Đồng thời, điều này được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 3 Nghị định 07/2014/NĐ-CP có quy định về ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia như sau:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.
2. Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia gồm:
- Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban;
- Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thành viên;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thành viên;
- Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;
- Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thành viên.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định bổ sung thành viên là Bộ trưởng hoặc cán bộ cấp cao khác tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban;
- Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thành viên;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thành viên;
- Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;
- Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thành viên.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia bao gồm những ai?
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định về ban chỉ đạo phòng chống khủng bố như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước;
b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.
Như vậy, khi có khủng bố xảy ra, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia phải tiến hành thực hiện các nhiệm vụ trên.
Hành vi nào Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia bị nghiêm cấm trong phòng, chống khủng bố?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.
2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.
4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, là ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia tuyệt đối không được phép thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm nên trên.








- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?
- Những cán bộ cấp xã nào có thể được hưởng chính sách theo Nghị định 178?