Ai có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh cho người hành nghề?
Ai có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh cho người hành nghề?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:
a) Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp thay đổi người hành nghề trong quá trình hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký hành nghề tại Mục 4 Chương III của Luật này.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện việc đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình. Cụ thể như sau:
- Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
- Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Ai có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh cho người hành nghề?
Nội dung đăng ký hành nghề khám chữa bệnh là gì?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:
Nội dung đăng ký hành nghề
1. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
b) Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
c) Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
d) Thời gian hành nghề;
đ) Phạm vi hành nghề;
e) Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc kê khai danh sách đăng ký hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận và đóng dấu (nếu có).
3. Trường hợp trong danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này có người hành nghề đang tham gia hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì phải kê khai thêm thông tin về việc hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.
Theo đó, nội dung đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm:
- Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
- Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
- Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
- Thời gian hành nghề;
- Phạm vi hành nghề;
- Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Chức danh chuyên môn nào phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Theo đó, các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất bao gồm:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?