9 kỹ năng thoát nạn khi có cháy tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?

Cho tôi hỏi dạo gần đây có nhiều vụ cháy xảy ra, cho tôi hỏi có những kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết không? Câu hỏi của anh QQ (Tp.HCM).

9 kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an TPHCM vừa đưa ra 09 kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ tại chung cư, nhà cao tầng, cụ thể:

1. Phải tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn.

2. Nếu phải băng qua lửa hoặc khói, phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc chăn, quần áo, khăn ướt trùm lên đầu và mặt.

3. Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường.

4. Khi mở cửa cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa tránh để lửa tạt vào người.

5. Nếu nhiệt độ quá cao phải tìm lối thoát hiểm khác.

6. Nếu không có lối thoát phải chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu và gọi điện cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 114.

7. Có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây để leo xuống đất.

8. Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.

9. Không sử dụng thang máy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Để thoát hiểm an toàn phải thoát hiểm bằng thang bộ.

Điều đáng lưu ý, mỗi nhà cao tầng đều có kiến trúc khác nhau nên người dân cần phải tìm hiểu kỹ những chỉ dẫn thoát hiểm mỗi khi bước vào toà nhà. Đây cũng chính là "dây cứu mạng" cho những ai tìm hiểu, nắm vững kiến thức an toàn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Bên cạnh nắm vững kiến thức, kỹ năng thoát nạn, Cảnh sát còn khuyến cáo người dân trang bị phương tiện, thiết bị PCCC&CNCH tại chung cư, nhà cao tầng. Cụ thể, gồm:

- Trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ như lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.

- Trang bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây, dây thoát hiểm để phòng ngừa những trường hợp không may xảy ra.

- Thường xuyên kiểm tra, chú ý tới các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện, nơi đặt cầu giao điện.

- Chú ý cẩn thận trong quá trình sử dụng mỏ hàn, sửa chữa điện hay nơi có nguy cơ phóng điện.

- Thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn cách xử lý sự cố, cách sử dụng bình chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có đám cháy.

- Luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.

Xem chi tiết tại: https://congan.com.vn/doi-song/canh-sat-luu-y-09-ky-nang-thoat-nan-khi-co-chay-xay-ra-tai-chung-cu-nha-cao-tang_136981.html

Xem video hướng dẫn thoát nạn khi có cháy nhà ở nhà chung cư, cao tầng của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tại: http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1189/id/9801/language/vi-VN/Default.aspx

9 kỹ năng thoát nạn khi có cháy tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết

9 kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?

Người lao động bắt buộc tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng phải tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

Theo quy định trên, các người lao động trong công ty thuộc các trường hợp sau sẽ phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

- Là người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp công ty anh là các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, trong công ty không bắt buộc người lao động tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy mà chỉ áp dụng đối với các đối tượng thuộc trường hợp nêu trên.

Đối tượng tham gia huấn luyện phòng cháy và chữa cháy sẽ được đào tạo về các nội dung gì?

Căn cứ theo tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, người lao động thuộc các đối tượng được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sẽ được đào tạo về các nội dung nêu trên.

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bố trí lực lượng cho đội phòng cháy và chữa cháy như thế nào đối với doanh nghiệp có trên 100 nhân viên?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy tại công ty có được nhận trợ cấp bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người lao động có bắt buộc tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại công ty hay không?
Lao động tiền lương
9 kỹ năng thoát nạn khi có cháy tại nơi làm việc cao tầng mà người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Những loại báo cáo về phòng cháy chữa cháy mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp vào cuối năm là gì?
Lao động tiền lương
Cán bộ kiểm tra phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phòng cháy chữa cháy
4,867 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào