03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?

Theo quy định hiện hành 03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?

03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
a) Hỗ trợ học nghề;
b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
c) Giới thiệu việc làm miễn phí;
Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.

Theo đó, người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng 03 chế độ như sau:

- Hỗ trợ học nghề

- Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề

- Giới thiệu việc làm miễn phí

Bên cạnh đó, còn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.

03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?

03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?

Thông tin, tuyên truyền nội dung gì về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn?

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm
1. Nội dung hỗ trợ
a) Thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.
Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…
b) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
d) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
đ) Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn.
e) Tổ chức xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
g) Tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
...

Theo đó, thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:

- Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.

- Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.

- Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…

Lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo sơ cấp khi thuộc vòng nào?

Căn cứ Điều 36 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH) quy định về đối tượng và nội dung hỗ trợ, cụ thể như sau:

Đối tượng và nội dung hỗ trợ
1. Đối tượng
Người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước.
2. Nội dung
a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng.
c) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
d) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề.
đ) Hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
e) Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

Theo đó, người lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 03 tháng.

Khu vực nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ học nghề trong khoảng bao lâu?
Lao động tiền lương
03 chế độ mà NLĐ ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hỗ trợ là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề khi đáp ứng điều kiện nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Khu vực nông thôn
188 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu vực nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khu vực nông thôn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào