Công ty tôi nhận được hợp đồng của chủ đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước. giờ tôi muốn ký hợp đồng thầu phụ với cá nhân có được không?
Công ty tôi nhận được hợp đồng của chủ đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước. giờ tôi muốn ký hợp đồng thầu phụ với cá nhân có được không?
Xin chào luật sư Trong thi công xây dựng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Khi nhà thầu đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình bằng thư bảo lãnh khoản tiền bảo hành công trình. Như vậy có văn bản quy phạm pháp luật nảo quy đinh rõ ràng về việc thanh toán này không? Xin cám ơn luật sư!
Chào LS!. Em có một vấn đề thế này cần LS tư vấn giúp. Công ty của E có thi công một công trình mang tính chất đảm bào giao thông bao gồm các nội dung công việc sau: Phát cây cắt cỏ lề đường, vét mương thoát nước... về cơ bản các khối lượng trên sau khi thi công sẽ không thể bảo hành được như: Cỏ sẽ mọc lại, mương sẽ tiếp tục bồi đất do mưa... Tuy nhiên theo quy định phải bảo hành công trình trong 06 tháng. Cho em hỏi như vậy trong hợp đồng có phải ghi bảo hành 06 tháng khôn?, nếu có thì trách nhiệm bảo hành như thế nào?. Xin cảm ơn LS.
Hiện tại công ty tôi liên danh với một công ty khác và đã trúng thầu gói thầu xây dựng đường từ năm 2013. Tuy nhiên vì điều kiện giải phóng mặt bằng nên đến nay mới triển khai thi công được. Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay thì đơn vị thành viên liên danh kia làm ăn thua lỗ nên hiện tại không đủ năng lực thi công phần công việc của họ vậy công ty kia có thể ủy quyền cho công ty tôi thi công phần việc của họ được không. Theo luật đấu thầu thì Chủ đầu tư có thể chỉ định nhà thầu phụ thi công phần việc đấy tuy nhiên như vậy sẽ bất lợi cho tiến độ thi công bởi hiện tại công ty chúng tôi có đầy đủ máy móc thiết bị và khả năng để kiêm thêm phần việc kia và đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng. Kính mong Thư viện pháp luật tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Kính chào luật sư! Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi 1 sự việc như sau : - Gia đình tôi và 1 hộ kế bên cùng ở trên 1 mảnh đất từ trước giải phóng 1975. Phần đất này gồm 2 mảnh đất mỗi hộ đều cùng xây cất và có bản vẽ ( nhà họ lớn gấp 2 lần nhà tôi ). 2 hộ cùng sở hữu 1 sân chung 5m x 6m.nhưng do khu đất không vuông vức nên nhà tôi từ phần sân chung phải rẽ vào 1 ngõ đi riêng nhỏ 1m2 mới vào nhà được. Nay chủ hộ kế bên họ tự ý xây cửa và sử dụng phần sân chung làm bãi giữ xe như vậy họ có phạm luật? họ trổ cửa ra vào ngay phần lối đi riêng 1m2 của nhà tôi trước cửa nhà tôi có đc ko? xin luật sư tư vấn giúp và cho biết mức phạt của họ? tôi có đc phép đề nghị họ tháo dỡ cổng và bít lối đi này lại không? Chân thành cám ơn ! Trân trọng !
Theo phản ánh của ông Trần Văn Quang, hiện nay nhiều doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc khi đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ. Ông Quang cho biết, có những dự án đã được triển khai xây dựng cách đây nhiều năm, được Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Chủ dự án cũng đã thực hiện tách Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho từng lô đất. Dự án đã hoàn tất về mặt pháp lý, chỉ còn xây dựng theo mẫu rồi sang nhượng từng căn ra thị trường. Tất cả đều không phải xin phép xây dựng, chỉ cần xây đúng mẫu thiết kế đã được duyệt. Tuy nhiên, khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nhiều dự án đã gặp khó khăn. Cụ thể, theo quy định, dự án đã có quy hoạch 1/500 và mẫu nhà được phê duyệt phải xin phép xây dựng lại cho từng nền chưa xây. Giấy phép xây dựng (GPXD) lại có thời hạn 12 tháng trong khi các công ty chỉ có thể xây dựng vài lô trong thời gian nhất định. Mặt khác, trong hồ sơ xin phép xây dựng lại phải có đánh giá tác động môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Một bất hợp lý nữa ông Quang nêu ra là thủ tục đòi hỏi phải có hồ sơ thiết kế kết cấu kỹ thuật, trong khi cơ quan cấp phép không có trách nhiệm thẩm tra, đóng dấu. Khi tất cả đòi hỏi trên được đáp ứng thì cuối cùng Sở Xây dựng cũng chỉ cấp những GPXD giống mẫu nhà đã được phê duyệt trước đó. Từ những phân tích trên, ông Quang đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp tục miễn thủ tục đề nghị cấp lại GPXD đối với dự án đã hoàn chỉnh pháp lý để tránh tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian cho doanh nghiệp.
Công ty của ông Nguyễn Đạt Hùng (Quảng Ninh) đang triển khai dự án trong cụm công nghiệp của tỉnh. Dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Hiện nay Công ty đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục cuối cùng của dự án. Ông Hùng hỏi, theo quy định thì Công ty có phải xin giấy phép xây dựng cho dự án không?
Ông Vũ Hồng Thuấn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị gồm đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và bản vẽ thiết kế. Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định: Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Ông Thuấn đề nghị được giải đáp: Việc cơ quan thẩm quyền yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nêu trên có cần thiết phải có bản cam kết môi trường và phòng cháy chữa cháy không?
Do việc xây dựng công viên vui chơi theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân thành phố nên căn nhà gia đình tôi đang ở bị cắt xén một phần nên tôi làm đơn xin phép xây dựng thì Phòng xây dựng quận cho biết, nhà tôi chỉ có thể được cấp phép xây dựng tạm. Xin hỏi việc cấp giấy phép xây dựng tạm được áp dụng đối với những trường hợp nào?
Tôi có 02 nội dung cần quý Sở trả lời: 1. Bên tôi có một hợp đồng thi công xây dựng đường giao thông, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì phát hiện cao trình lộ đá nền đường sớm hơn so với hồ sơ thiết kế mặt cắt ngang thiết kế vẫn giữ nguyên. Các bên bao gồm: tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, đơn vị thi công đã có biên bản xử lý hiện trường xác định cao trình lộ đá và cho tiếp tục triển khai thi công. sau đó, các bên có liên quan nêu trên cũng có biên bản xác định cao trình hoàn thiện nền đường. Trên cơ sở đó, tư vấn giám sát đã xác nhận khối lượng hoàn thành và đơn vị tư vấn thiết kế căn cứ vào khối lượng xác nhận của tư vấn giám sát để lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung dự toán không lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế để gửi đến chủ đầu tư phê duyệt làm cơ sơ cho việc nghiệm thu, thanh quyết toán. phần thay đổi về khối lượng đất đá khi đào đường được cập nhật trong hồ sơ hoàn công. Cho tôi hỏi cách xử lý như vậy có phù hợp với quy định hay không? 2. Các nội dung nào trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt khi điều chỉnh cần phải lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế? Hồ sơ điều chỉnh thiết kế được duyệt trước hay sau khi triển khai thi công xây dựng? Xin cảm ơn!