Con tôi học ở trường THPT công lập của tỉnh Thái Bình, cháu đã tham gia kỳ thi THPT Quốc gia.
Xin được hỏi chuyên mục, điểm cộng ưu tiên khu vực sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu thường trú hay căn cứ địa chỉ trường THPT mà cháu đã theo học? Nguyễn Trọng Duy ([email protected]).
Tôi đang công tác tại xã (làm công tác mặt trận, phụ trách một số buôn làng). Rất mong luật gia quan tâm trả lời về chế độ, chính sách đối với người có uy tín để tôi hiểu rõ phục vụ công tác của mình, nhất là giải thích cho dân làng hiểu chế độ chính sách của Nhà nước.
Tôi có vấn đề sau: Tôi là con của bà Bùi Thị Du, sinh 1930 thuộc khu 5, xã Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ. Mẹ tôi là đối tượng thanh niên xung phong đã mất tháng 01/2015. Chúng tôi đã làm hồ sơ gửi phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Thủy. Đã 10 tháng nay, gia đình tôi chưa nhận được tiền mai táng, theo tôi biết có một số đối tượng cũng là diện thanh niên xung phong mất sau mẹ tôi 3 tháng mà họ đã nhận được tiền mai táng. Tôi mong Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét lý do đối tượng như mẹ tôi là bà Bùi Thị Du tại sao đến nay chưa được nhận tiền mai táng. Xin chân thành cảm ơn! Người hỏi : Nguyễn Tiến Lộc
Mẹ tôi tên là: Đỗ Thị Chi (hộ khẩu ở Hà Nội sinh năm 1961). Trước có tên là: Đàm Thị Chi (hộ khẩu khi ở Bắc Ninh từ 1961-1982) có đi thanh niên xung phong từ năm 1978 đến năm 1982 tại vùng biên giới phía Bắc. Vậy mẹ tôi có được hưởng chính sách của người có công với cách mạng không? Để được hưởng thì cần làm những thủ tục gì gửi đến cơ quan nào để giải quyết? Nếu được thì tôi (đang là sinh viên) và em tôi (học sinh trung học cơ sở) có được hưởng miễn giảm học phí hay không?
Quê tôi là làng nghề chuyên sản xuất các loại nem, giò, chả truyền thống cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh, thành của cả nước.Tuy nhiên báo, đài vừa qua đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc thức ăn tập thể do sử dụng thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Tôi xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn?
Trong một số trường hợp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh phát động thi đua trong phạm vi toàn tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành thì có được không?
Theo quy định Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến, giải pháp để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.
Nhưng theo Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”:
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc giải pháp công tác, hoặc áp dụng quy trình mới để cải cách thủ tục hành chính, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp có thẩm quyền công nhận, hoặc chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đã được đánh giá nghiệm thu.
2. Tiêu chuẩn cụ thể về sáng kiến, cải tiến đối với các đối tượng
a) Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Có sáng kiến, cải tiến để nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học, sáng kiến ngành giáo dục huyện đánh giá, xếp loại hoặc đạt giải trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Vậy áp dụng như thế nào về tiêu chuẩn xét danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" đối với ngành giáo dục năm học 2014-2015?
Việc xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bằng hình thức biểu quyết giơ tay hay bỏ phiếu kín, tỉ lệ % bao nhiêu thành viên Hội đồng thống nhất thì đạt?
1. Cá nhân ở vùng khó khăn có được xét đặc cách danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không?
2. Cá nhân có sáng kiến cơ sở năm 2013 đã được công nhận, năm 2014 cũng sáng kiến đó nhưng được bổ sung thì có được công nhận sáng kiến cơ sở không?
Phòng chuyên môn thuộc sở có từ 4 đến 5 công chức, vậy xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” theo tỉ lệ 15% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” thực hiện như thế nào?
Một số cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo hỏi: Cá nhân đã được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, sau đó 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” có đủ tiêu chuẩn để nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba không?
Cá nhân làm công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan nhà nước, quá trình thực hiện việc luân chuyển văn bản trong nội bộ sở, bản thân có đề xuất thay đổi thứ tự việc chuyển và xử lý văn bản giữa lãnh đạo với các phòng, đơn vị trực thuộc được lãnh đạo đồng ý và giúp rút ngắn thời gian xử lý văn bản. Vậy có được xem là sáng kiến để công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở không?
Một cán bộ, viên chức, giáo viên huyện Ninh Hải hỏi: Cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2012 và đã được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” năm 2013, vậy sáng kiến đó Có được bảo lưu xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013-2014 không?
Một số cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân hỏi: Phong trào thi đua Quyết thắng do Quân đội phát động và phong trào thi đua yêu nước do tỉnh phát động là hai phong trào thi đua khác nhau có đúng không?
Năm học 2011 - 2012, bản thân có sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp tỉnh, theo qui định sáng kiến cấp tỉnh được bảo lưu 3 năm kể từ năm sáng kiến được người có thẩm quyền ra quyết định công nhận, vậy sáng kiến cấp tỉnh có là cơ sở để công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012 - 2013 được không?