![Hỏi đáp pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/hoi-dap-phap-luat-default.jpg)
Ông Hà Thanh Toàn (Cao Bằng) có ông nội là Hà Văn Tủ tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1942, vào Đảng năm 1959, tham gia công tác xã đến năm 1970 thì nghỉ và chết vào tháng 6/1978. Vừa qua, ông Toàn đến Ban Tổ chức huyện ủy Quảng Uyên mượn lý lịch Đảng viên của ông Tủ để làm thủ tục đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần theo Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, nhưng lý lịch đã mất. Nay, ông Toàn muốn biết, trường hợp của ông Tủ có được xem xét để công nhận người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần theo Hướng dẫn trên không, nếu được thì thủ tục như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Tốt (Khu 2, thôn Võng La, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 1994, Nhà nước có chính sách đối với người có công với cách mạng. Khi xã tiến hành bình chọn, bà Tốt đã được Đảng ủy, UBND xã Xuân Lộc, Hội đồng thi đua xã bỏ phiếu nhất trí 100% đề nghị Tỉnh ủy Phú Thọ công nhận công lao cho bà Tốt. Nhưng bà Tốt không được Tỉnh ủy Phú Thọ công nhận với lý do bà chưa được lịch sử Đảng bộ chứng nhận. Trong danh sách những người hoạt động cách mạng trước năm 1945 do Ban viết sử xã Xuân Lộc lập, tên bà đứng thứ 10/36 đồng chí. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Tốt đề nghị các cơ quan có chức năng xem xét, giải quyết đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đối với trường hợp của bà.