Tra cứu hỏi đáp giám định

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục giám định cho thương binh suy giảm khả năng lao động 15:14 | 05/09/2016

Tôi là thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Tôi làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thì có phải ra Hội đồng giám định y khoa để giám định kết luận về tỷ lệ suy giảm khả năng lao động không?

Hỏi đáp pháp luật Điều kiện để được giám định lại thương tật 15:14 | 05/09/2016

Giải đáp thắc mắc của ông Cao Văn Thành, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, theo quy định sẽ không thực hiện giám định lại thương tật cho những người đã được Hội đồng Y khoa kết luận xếp tỷ lệ thương tật vĩnh viễn. Ông Cao Văn Thành, trú tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An là thương binh hạng 4/4, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 21%. Theo kết luận của Bệnh viện Bạch Mai ngày 2/8/2010, vết thương đỉnh đầu ông Thành tái phát. Hiện, ông Thành muốn được giám định lại thương tật nhưng theo giải thích của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Thái Hòa, thì ông không thuộc diện được giám định lại thương tật theo quy định. Ông Thành muốn được biết, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Thái Hòa giải thích như vậy có đúng quy định không?

Hỏi đáp pháp luật Quy trình giám định khả năng lao động lần đầu như thế nào? 15:11 | 05/09/2016

Do doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, chị T (51 tuổi) được bố trí vào diện nghỉ việc chờ đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ lương hưu hàng tháng. Vậy trường hợp của chị T có phải qua giám định khả năng lao động hay không? Hồ sơ giám định khả năng lao động lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí gồm những gì? Quy trình giám định khả năng lao động lần đầu như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Giám định phúc quyết tai nạn lao động, anh C cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? 15:09 | 05/09/2016

Anh C bị tai nạn lao động và đã có kết quả của Hội đồng giám định y khoa nhưng anh chưa đồng ý với kết quả này. Liệu anh có thể yêu cầu tiến hành giám định phúc quyết tai nạn lao động hay không? Nếu được, để chuẩn bị cho giám định phúc quyết tai nạn lao động, anh C cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Di chúc có cần phải giám định chữ ký? 14:55 | 05/09/2016

Nhà tôi có 4 anh chị em, trước khi ba tôi mất có làm di chúc để lại căn nhà cho người em thứ 4 nhưng không ra công chứng + không người làm chứng. Xin hỏi di chúc đó có hiệu lực không, vì tôi nghe nói di chúc đó không công chứng thì cần giám định chữ ký trong khoảng thời gian nào đó phải không?

Hỏi đáp pháp luật Giám định y khoa cho bệnh binh 09:34 | 05/09/2016
Tôi là bệnh binh, tháng 1/2015 tôi lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, nhưng khi ra Hội đồng giám định y khoa để giám định kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật để hưởng chế độ thì Hội đồng không giám định tổng hợp tỷ lệ bệnh binh. Vậy, trường hợp của tôi nay giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Điều kiện được giám định lại thương tật để hưởng chế độ 10:48 | 01/09/2016
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ, tôi bị thương, được Hội đồng giám định y khoa Trung ương giám định thương tật và kết luận Thương binh B, tỷ lệ 21%. Hiện nay sức khỏe giảm sút nhiều do vết thương tái phát. Tôi muốn hỏi liệ trường hợp của tôi có được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trường hợp nào phải giám định lại tỷ lệ khuyết tật? 10:47 | 01/09/2016
​ Tôi là Nguyễn Thị Minh Hiền, có địa chỉ tại Hà Nội. Con gái tôi sinh năm 2001. Khi con tôi được 6 tháng tuổi, gia đình phát hiện cháu bị bệnh não úng thủy. Con tôi đã được phẫu thuật lần đầu lúc 7 tháng tuổi, phẫu thuật lần hai khi 13 tuổi. Hiện, con tôi bị liệt nửa người bên phải. Gia đình tôi đã làm đơn đề nghị hưởng chế độ đối với người khuyết tật cho con gửi lên phường, trong đó có hồ sơ bệnh án và giấy giám định sức khỏe của Bệnh viện đa khoa Sơn Tây. Sau khi tổ chức họp, địa phương kết luận, con gái tôi phải chuyển lên tuyến trên có trình độ chuyên môn mới kết luận được tỷ lệ khuyết tật. Tôi muốn biết, hồ sơ bệnh án của con tôi vẫn còn nhưng địa phương yêu cầu đi giám định lại như vậy có đúng không? Nguyền Thị Minh Hiền - Hà Nội
Hỏi đáp pháp luật Bị thương 11% có thuộc diện giám định lại thương tật 10:47 | 01/09/2016
Tôi là Nguyễn Thị Hương (tỉnh Bắc Giang), chồng tôi là ông Đặng Khánh Toàn, tham gia kháng chiến, bị thương tỷ lệ 11%. Năm 2009, chồng tôi bị suy thận độ 4 nên nhận Quyết định nghỉ hưu. Năm 2010 tôi làm hồ sơ đề nghị giám định lại tỷ lệ thương tật của chồng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Xin cho hỏi nguyên nhân tại sao? Nguyễn Thị Hương - Bắc Giang
Hỏi đáp pháp luật Giám định bổ sung thương tật 10:47 | 01/09/2016
Tôi đang hưởng chế độ thương binh. Hiện nay, trên cơ thể còn vết thương ở cánh tay phải chưa được giải quyết, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận bổ sung vết thương. Vậy, tôi có được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ thương tật để hưởng chế độ cao hơn không?
Hỏi đáp pháp luật Giám định bổ sung tỷ lệ thương tật 10:47 | 01/09/2016
Tôi đang hưởng chế độ thương binh. Hiện nay, trên cơ thể còn vết thương ở cánh tay phải chưa được giải quyết, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận bổ sung vết thương. Vậy, tôi có được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ thương tật để hưởng chế độ cao hơn không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào