Chị Trần Thị Bảy (huyện Gò Quao) hỏi: Gia đình tôi và gia đình bà H tranh chấp QSDĐ đã được UBND xã hoà giải thành trả lại đất cho tôi. Tuy nhiên đã gần 1 năm trôi qua, bà H không thực hiện kết quả hoà giải nhưng UBND xã cũng không có cách nào buộc bà H thi hành. Vậy, tôi phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?
Các bên được xã cấp đất ở có diện tích như nhau, nhưng khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại có sai lệch về diện tích của hai thửa đất dẫn đến tranh chấp về diện tích đất sai lệch đó. Việc giải quyết tranh chấp này thuộc Ủy ban nhân dân hay Tòa án?
Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Bố mẹ có cho tôi một mảnh đất và đã làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng từ cách đấy 4 năm. Tôi đã có sổ hồng và được công chứng đầy đủ.
Nhưng hiện nay, do bị xúi giục, mẹ tôi có đòi lại tôi mảnh đất đó. Luật sư cho tôi hỏi, theo luật pháp thì việc mẹ tôi có quyền đòi lại mảnh đất đó không? Tôi rất hoang mang không biết làm thế nào, mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn
Bà Giang và ông Ninh có tranh chấp đất đai. Mảnh đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định. Sau khi hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường không thành, bà Giang đến Tổ hòa giải hỏi, bà muốn khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết có được không?
Ông Long và bà Lan là anh em, có tranh chấp mảnh đất do cha mẹ để lại. Bà Lan đã có giấy tờ hợp pháp về thừa kế. Sau khi hòa giải tại Tổ hòa giải của thôn và tại Ủy ban nhân dân xã không thành, bà Lan gặp anh Hoa - Hòa giải viên của thôn và đề nghị tư vấn giúp, trường hợp của bà có thể nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tại Tòa án được không?
Ông Hà và ông Phú tranh chấp mảnh đất thừa kế do cha mẹ để lại. Ủy ban nhân dân phường K tổ chức hòa giải tranh chấp và mời các bên có liên quan, trong đó có bà Hồng và bà Lê là hai người chị của ông Hà và ông Phú tham gia. Ông Hà đề nghị giải thích, bà Hồng và bà Lê không có tranh chấp đất đai trong trường hợp này nhưng lại được mời tham gia phiên hòa giải thì có đúng pháp luật không?
Hộ gia đình ông Ba và hộ gia đình ông Bảy tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 50 m2. Sau gần một năm tranh chấp, hai bên không thỏa thuận được nên đã thống nhất nhờ Tổ hòa giải thôn giải quyết. Tuy nhiên, ông Hòa – Tổ trưởng Tổ hòa giải của thôn đã từ chối giải quyết với lý do: Tổ hòa giải không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai; đồng thời hướng dẫn các bên nộp đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Việc từ chối của ông Hòa có đúng không?
Gia đình tôi có tranh chấp đất đai (xác định ranh giới đất) với hàng xóm. Vụ án được thụ lý tại TAND huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, tôi là nguyên đơn. Trong quá trình giải quyết thì gia đình tôi không nhận được giấy triệu tập của tòa án mà lại nhận được điện thoại và yêu cầu đến ngay trong ngày để giải quyết. Kết quả xác định diện tích đất thì diện tích bên bị đơn lớn hơn trên Sổ đỏ là 225m2. Diện tích đất của tôi lớn hơn sổ đỏ 28m2. Khi chưa xảy ra tranh chấp về ranh giới, gia đình tôi tiến hành nạo vét kênh mương để khai thông dòng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp thì bị bên bị đơn ngăn cản và đe dọa (có người làm công làm chứng)
Lần giải quyết gần nhất, TAND huyện dùng chứng cứ bên đương sự phải nuôi mẹ già (mẹ tôi) và nói tôi không có đạo đức. Và kết luận bên tôi thua tranh chấp. Qua vụ việc trên tôi có nhiều thắc mắc xin được giải đáp như sau:
1. Khi TAND huyện mời đương sự thì bằng giấy mời hay điện thoại và gửi trước bao nhiêu lâu để chúng tôi có thể chuẩn bị?
2. TAND dùng căn cứ gì để xác định trong tình huống của tôi (diện tích trên sổ đỏ, hay là căn cứ tôi đã nêu ở trên).
3. Tôi bị đe dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần (tôi ở một mình, các con tôi đều học tại thành phố Hồ Chí Minh). Tôi có thể khởi kiện hay không và khởi kiện như thế nào?
Gửi bởi: Trần Minh Quyền
Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã không thành, nếu chuyển về UBND cấp huyện thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ở cấp huyện như thế nào?
Tôi có 1.620m2 do cha mẹ để lại và sử dụng ổn định từ năm 1966 đến nay (đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng). Từ năm 1988, 3 người kế cận lấn dần, tôi yêu cầu đo đạc thì phát hiện đất tôi thiếu, còn đất người kế cận thừa. Vụ tranh chấp đã hòa giải ở xã không thành, chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp này, cơ quan nào giải quyết tranh chấp?
Tôi xin hợp thức hóa quyền sử dụng đất nhưng còn tranh chấp trong thân tộc nên cơ quan chức năng chưa đo đạc cắm mốc ranh, mà hướng dẫn tôi về xã hòa giải. Hướng dẫn trên có đúng không?
Năm 2001, tôi có mua một mảnh đất (có người địa phương làm chứng việc mua bán đất và chính quyền làm chứng đã phê duyệt, đóng dấu). Sau đó tôi đổ đất và xây dựng máy xay xát gạo; đến tháng 02/2004, tôi xây dựng nhà ở và ở đến nay. Tôi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 3 lần vào các năm 2001, 2004, 2008 nhưng chưa được giải quyết. Một thời gian sau, tôi được biết ông Thêm (em chồng của người bán đất) có gửi đơn tranh chấp đến UBND, theo đó UBND có mời ông Thêm đến để giải quyết nhưng cuộc họp bất thành do ông Thêm vắng mặt không lý do. Mặc dù việc tranh chấp của ông Thêm là không có căn cứ nhưng từ đó đến nay, lấy lý do “đất đang tranh chấp” nên UBND liên tục từ chối không giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Vậy cho tôi hỏi việc tranh chấp của ông Thêm (nếu có) đến nay có còn thời hiệu để được giải quyết không? Tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?