Chào Văn phòng luật sư Dragon, tôi ở Hải phòng tôi muốn tư vấn luật hôn nhân và gia đình, Luật sư giúp tôi 1 số vấn đề, tôi và chồng kết hôn và có 3 người con, người con út tôi sinh vào tháng 5 năm 2014, trước đó vào tháng 12 năm 2013 chồng tôi có bỏ đi và mất tích từ đó đến nay, và vì 1 số lý do nay tôi có nguyện vọng muốn ly hôn với chồng ở tòa án quận Lê Chân thành phố Hải Phòng vì HKTT của tôi ở đó, vừa qua tôi có ra tòa án hỏi họ bắt buộc tôi phải xin được chữ ký của chồng vào đơn xin ly hôn nhưng chồng tôi mất tích thì tôi làm sao liên lạc được, nay tôi muốn nhờ Văn Phòng bên mình tư vấn luật giúp tôi làm thủ tục ly hôn chồng nhanh nhất và đơn giản nhất được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
KÍNH GỬI: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DRAGON. Tôi tên Trần Thụy Kim Thanh hiện đang sinh sống tại Bình Dương, Tôi có một câu hỏi liên quan đến hôn nhân gia đình: mong được Luật sư tư vấn giúp đỡ tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi có một người bạn trai kết hôn 2009 tại quê ( hai anh chị cùng quê) cuối năm 2009 gia đình xin việc cho bạn trai tôi ở một tỉnh vùng Tây bắc. còn chị thì vẫn đi dạy mẫu giáo và học thêm tại quê. Đầu năm 2010 chị học xong anh bạn tôi xin cho chị lên trên đó dạy học (mẫu giáo) và năm đó anh chị sinh một bé trai. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc liên tục nảy sinh mâu thuẫn nghi ngờ bị vợ ngoại tình mới đây anh lén đi xét nghiệm AND thì phát hiện đứa con kia không cùng huyết thống với mình, anh phát hiện ra vợ mình có quan hệ với một người đàn ông (có tiền và có điạ vị hơn anh) đang làm trong một cơ quan Nhà nước (anh này đã có gia đình và có hai con gái – muốn kiếm thêm đứa con trai nữa ) nên đã lén lút chu cấp cho mẹ con cô ta còn cho tiền cô này mua một miếng đất đứng tên mẹ chị ta, điều này thì anh bạn tôi biết nhưng không làm gì được. Hiện tại thì anh bạn tôi đang sống ly thân, tôi muốn hỏi khi ra tòa anh bạn tôi cần làm những thủ tục gì? Nếu chị ta không thuận tình ly hôn thì sao. Con cái anh có phải chịu trách nhiệm không? Có thể lấy phiếu xét nghiệm AND làm bằng chứng chứng minh đứa con không phải của anh ta được không? Còn về tài sản chung thì hai vợ chồng chẳng có gì nhiều ngoài một miếng đất đã mua với tổng giá trị 150 triệu đồng ( giấy tờ mang tên hai vơ chồng) chị ta góp 15 triệu còn anh bạn tôi góp 135 triệu trong đó 100 triệu vay mượn ngân hàng đứng tên bố anh ta hiện giờ chưa trả xong, chuyện này hai vợ chồng đều biết. Hiện tại lô đất trên có giá khoảng 400 triệu mà anh bạn tôi không muốn bán. Nếu ra tòa anh bạn tôi có thế thanh toán theo số vốn góp ban đầu được không?
Mẹ em mất, ba em tái hôn với bà Hồng và sau đó có 1 đứa con trai. Được mấy năm thì ly hôn. Tài sản đáng kể nhất lúc đó là căn nhà ở quận bình thạnh. Vì ba em muốn giữ lại căn nhà nên đã thoả thuận đưa tiền bằng trị giá nửa căn nhà cho bà Hồng. Và đã đưa hoàn tất. Toà giải quyết cho con trai theo mẹ. Nhưng không lâu sau đó vì lý do cá nhân mà bà Hồng đã để con trai về ở với ba. Sau đó ba em vẫn không làm lại giấy tờ nhà nên hiện tại trong giấy tờ nhà mục chủ sở hữu vẫn có tên 2 người. Có lần ba em mang giấy tờ nhà thế chấp để vay tiền ngân hàng nhưng ngân hàng đòi phải có chữ kí của bà Hồng. Ba em có nói là có đơn phân chia tài sản của toà nhưng ngân hàng không chịu. Em muốn hỏi trong trường hợp ba em không làm lại giấy tờ nhà như thế thì bà Hồng có còn là chủ sở hữu căn nhà không? Cách đây không lâu ba em mất, không di chúc. Tài sản để lại vẫn là căn nhà ở bình thạnh và 2 chiếc xe. Ba em có 2 người con và ông nội em vẫn còn sống. Theo như em biết thì em, em của em, ông nội là những người được thừa kế. Nhưng ông nội em không có giấy tờ gì chứng minh mối quan hệ cha con với ba em hết. Em muốn hỏi trong trường hợp như thế thì ông em có còn quyền thừa kế nữa không? Vì mẹ mất khi em còn quá nhỏ, ba lại thường xuyên công tác nên em không thể sống chung với ba, nên cho tới nay hộ khẩu của em vẫn ở nhà ngoại ở quận 1. Em muốn hỏi là giờ em muốn chuyển hộ khẩu về bình thạnh nhà ba em có được không? Về phần căn nhà, em có thể đứng tên căn nhà được không? Em năm nay 22 tuổi nhưng em trai em chỉ mới 16 tuổi không thể ký kết vào bất kỳ giấy tờ nào, vậy nếu làm lại giấy tờ nhà thì có phải cần chữ ký của bà Hồng không? Ba mẹ em mất hết rồi giờ chỉ còn căn nhà, mà bà Hồng thì như có ý muốn bán nhà để chia đôi, em thì không biết luật gì. Làm thế nào em mới giữ được nhà? Em càng không có 1 khoảng tiền lớn bằng giá trị nửa căn nhà để đưa cho bà Hồng như ba em đã từng. Xin tư vấn giúp em. Em cám ơn rất nhiều!
Vợ chồng tôi ly hôn năm 2010, Tòa án quyết định cho vợ tôi là người trực tiếp nuôi con tôi (năm nay cháu 6 tuổi). Nhưng thời gian gần đây, vợ tôi thường xuyên viện nhiều lý do khác nhau để ngăn cản việc tôi đến thăm cháu? Vậy cho tôi hỏi hành động của cô ấy đúng hay sai?
Chị Huyền Minh (Quảng Ninh) có đơn nhờ tư vấn trường hợp anh chị muốn mua tài sản của một vụ án ly hôn: Vợ chồng tôi ở Quảng Ninh nhưng có ý định mua một căn nhà ở Hà Nội để cho con lên học tập. Chúng tôi tìm được một ngôi nhà rất ưng ý, nhưng qua tìm hiểu thì căn nhà này có nguồn gốc là của vợ chồng anh X đã ly hôn được 4 năm nhưng bản án xử ly hôn không đề cập đến căn nhà này. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về căn nhà này và liệu vợ chồng tôi mua căn nhà này có bị vướng mắc gì về mặt pháp lý
Cha tôi kết hôn với mẹ tôi năm 1980 có đăng ký kết hôn tại TP Hồ Chí Minh và có hai người con là 2 anh em tôi. Sau đó ly thân (chưa ra tòa ly hôn). Năm 2004 cha tôi kết hôn với người vợ thứ 2, có thêm 1 người con nữa (không biết bằng cách nào cũng có giấy đăng ký kết hôn ở Tây Ninh). Nay cha tôi chết thì di sản được chia cho ai: mẹ ruột tôi, anh em tôi hay mẹ kế và con của mẹ kế đó. Xin cảm ơn!
Gửi bởi: Võ Thành Tân
Bố mẹ cháu kết hôn được 24 năm, nhưng 10 năm trước, ông nội và bố cháu đã lấy trộm chứng minh thư và giấy đăng kí kết hôn của mẹ cháu để làm thủ tục li hôn mà mẹ cháu không biết. Sau đó bố cháu đăng kí kết hôn với một người phụ nữ khác và đã có con. Bố cháu là công chức nhà nước, vậy mẹ cháu muốn kiện thì làm thế nào? Làm sao để đảm bảo lợi ích của ba mẹ con cháu trong khi bố cháu lừa dối tất cả và mọi chuyện mới bị phát hiện?
Cho hỏi, khi một bên vợ hoặc chồng đơn phương đòi ly hôn và đề nghị tự thỏa thuận về mặt tài sản mà bên kia không chấp thuận thì tòa sẽ giải quyết thế nào? Tòa giải quyết ly hôn trước sau đó lại phân chia tài sản theo một vụ án độc lập thì có đúng không? Trường hợp con cái có đóng góp vào khối tài sản của gia đình nhưng không có chứng từ chứng minh mà chỉ có nhân chứng về việc đóng góp tài sản thì có được coi là bằng chứng hợp lệ không?
Tôi và chồng tôi đã ly hôn được khoảng 2 tháng, khi ly hôn chúng tôi không yêu cầu tòa án giải quyết về tài sản chung hay nợ chung. Giờ tôi muốn yêu cầu tòa án giải quyết chia nợ chung có được không? Trước khi ly hôn tôi có mua xe trả góp thì có được coi là nợ chung không? Và có thể yêu cầu chia nợ chung đó được không? Khi ly hôn có phân xử về việc cấp dưỡng hàng tháng nhưng chồng tôi không thực hiện đúng theo quy định, vậy tôi có quyền yêu cầu cấp dưỡng 1 lần hoặc cấp dưỡng 1 năm một lần được không?
Tôi và vợ muốn ly hôn. Chúng tôi đăng ký kết hôn ở xã Bình Long huyện Châu Phú tỉnh An Giang, là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của vợ tôi. Còn tôi có hộ khẩu thường trú tại xã An Phú Thuận huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, vợ chồng tôi sống và làm việc tại TP. HCM, có đăng ký tam trú tại phường Linh Xuân quận Thủ Đức. Cho tôi hỏi tôi phải nộp hồ sơ ly hôn ở nơi nào để được giải quyết ly hôn?
Kính gửi quý cơ quan, tôi quá bức xúc về việc xét xử vụ ly hôn giữa tôi và ông Huỳnh Ngọc Đệ của Toà án nhân dân quận Thủ Đức, TP HCM. Ngày 14/5/2010 Toà đưa ra xét xử sơ thẩm ông Đệ đã thống nhất ly hôn, tới đoạn tranh chấp những tài sản chung, ông thẩm phán nêu ra những tài sản của những người khác mà ông Đệ cho là tài sản chung, rồi đình chỉ phiên toà. Thời gian toà thụ lý và điều tra vụ án này đã gần 2 năm, toà đã cho ông Đệ rất nhiều cơ hội và thời gian để ông nộp tiền tạm ứng án phí phản tố đối với người có quyền lợi liên quan trong những tài sản khác mà ông Đệ cho là họ đứng tên hộ ông. Nhưng cho đến nay ông Đệ vẫn chưa nộp tiền, chưa cung cấp chứng cứ nào khác. Tôi đã gặp ông thẩm phán và đề nghị ông đưa vụ này ra xét xử, không thể chờ đợi sự vô lý này từ phía ông Đệ để trì hoãn xét xử sơ thẩm, trong khi tôi là phụ nữ đang lâm bệnh hiểm nghèo (ung thư vú di căn qua xương đi lại rất khó khăn phải chống nạng gỗ ...) mà cứ phải ngồi chờ đợi toà xét xử, nhưng ông thẩm phán lại trả lời là có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng nữa vì chờ ông Đệ nộp tiền án phí và cung cấp chứng cứ những tài sản mà ông Đệ cho là họ đứng tên hộ ông. Riêng ngày hôm nay tôi xuống toà gặp thẩm phán không giải thích gì, nhưng bảo tôi có ức thì làm đơn khiếu nại. Vậy là như thế nào? Tôi muốn quý cơ quan cho tôi biết thời hạn xét xử như vậy có đúng pháp luật hay không và tôi phải làm gì, đến đâu để giúp tôi sớm chia được tài sản chung để có tiền chạy chữa bệnh tật.
Tôi đã li hôn vợ năm 2010. Tôi được quyền nuôi con và vợ cũ của tôi có trách nhiệm cấp dưỡng bởi cô ấy không chịu nuôi con mặc dầu lúc đó bé mới 2 tuổi. Từ đó đến nay cô ấy chỉ gửi tiền cấp dưỡng một tháng đầu tiên, vì vậy tôi yêu cầu lên Chi cục Thi hành án nhưng không được vì cô ấy biện lí do bị bệnh tật (thực tế cô ấy không chữa bệnh mà chỉ xin đơn thuốc ở cơ sở đông y ngoài nhà nước - cô ấy là giáo viên mầm non, có bảo hiểm). Tháng 5/2012 tòa án tiếp tục xử theo yêu cầu xin nuôi con của cô ấy (mục đích của cô ấy là được chấm dứt việc cấp dưỡng nuôi con) nhưng tòa vẫn giữ nguyên án tuyên ban đầu. Nay cô ấy làm đơn kháng án nhưng chưa giải quyết. Hiện tại tôi còn gặp khó khăn và tôi muốn con tôi khi lớn cũng đỡ tủi thân vì người mẹ không quan tâm.
Như vậy, tôi muốn hỏi:
1. Chi cục thi hành án làm như vậy là đúng hay sai? Làm thế nào để con tôi nhận được tiền cấp dưỡng? Với các hóa đơn thuốc, vợ tôi có thể được miễn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không?
2. Nếu vợ tôi không chịu cấp dưỡng thì có được quyền được nuôi con hay không nếu như tôi vẫn nuôi con tốt như hiện nay?
Tôi và vợ tôi ly hôn năm 2013, vì con còn nhỏ nên Tòa xử vợ tôi được quyền nuôi con. Hàng tuần tôi đều đưa tiền cho vợ tôi nuôi con, tuy nhiên vợ và gia đình nhà vợ tôi không cho tôi vào nhà gặp và thăm con, tôi nhiều lần đòi gặp con thì vợ tôi không đồng ý và dùng nhiều lời khó nghe để ngăn cản việc thăm con của tôi. Hành vi của đó của cô ấy có vi phạm pháp luật không?
Tôi đã ly hôn tháng 8 năm 2010. Tại thời điểm đó lương cơ bản là 730.000đ/tháng nên tòa án yêu cầu chồng cũ của tôi cấp dưỡng nuôi con là 700.000đ/tháng. Nay do lương cơ bản tăng lên 1.050.000 và tất cả mọi chi phí đều tăng, con gái tôi cũng đã đi học thì tôi có thể yêu cầu tòa án tăng tiền cấp dưỡng nuôi con không? Chồng cũ của tôi có chị ruột làm ở phòng tài vụ của công ty nên bảng lương gửi tòa án là không xác thực. Vậy làm cách nào để tôi có được bảng lương chính xác của chồng cũ? Có thể yêu cầu tòa án dùng sao kê Ngân hàng không vì công ty đó trả lương qua tài khoản?