Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con sau ly hôn
Như anh trình bày, sau khi ly hôn, Tòa án quyết định giao con cho chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì anh không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nên anh có quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về việc đảm bảo việc thăm nom con của anh, theo đó không ai được cản trở anh thực hiện quyền này.
“Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này."
Về cơ bản, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi cản trở quyền thăm nom con của người chồng (hoặc người vợ). Trường hợp vợ anh cố tình cản trở việc thăm nom con của anh, anh có thể nhờ đến sự can thiệp bằng cách nhờ sự vận động, thuyết phục của các tổ chức xã hội: Hội phụ nữ, tổ hòa giải dân phố,...
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?