Chủ thể quyền sử dụng đất là gì?
Chủ thể quyền sử dụng đất là gì?
Hiện chúng tôi muốn bán thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên người vợ của chủ đất đã chết, chưa làm các thủ tục chuyển quyền thừa kế, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này cần làm những thủ tục gì, biểu mẫu văn bản như thế nào để có thể bán thửa đất này?
Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất tại đô thị là gì?
Quyền sử dụng đất là gì?
Kính gửi luật sư! Hiện nay gia đình tôi có một số vấn đề cần luật sư giải đáp giúp. Ông bà ngoại tôi sinh được 5 người con. Trong đó có 3 con gái và 2 con trai, mẹ tôi là con thứ 4 của ông bà. Sinh sống trên mảnh đất thổ cư từ xưa. Khoảng những năm 1970, 2 bác trai đi làm ở xa, 1 bác vào trong Miền Nam, 1 bác sống ở Thái Nguyên, bác gái và dì tôi lấy chồng và cũng không còn ở cùng với ông bà tôi nữa. Đến năm 1990, khi bố mẹ tôi đang làm đi làm ở gần nhà nhưng không sống cùng ông bà tôi mà thuê nhà gần công ty để ở. Do ông ngoại thấy tuổi già sức yếu đã nhờ người gọi bố mẹ tôi về ở cùng để chăm sóc ông bà. Từ đó, gia đình tôi( gồm bố mẹ và 4 người con) sống cùng ông bà. Đến tháng 7/1992 thì ông tôi mất. Sau đó một thời gian, do làng tôi làm đường đi qua mảnh đất do đó mảnh đất được chia làm 2 phần gần nhau (1 phần để ở và 1 phần làm ao) và 1 phần đất đền bù (có giấy tờ đền bù đầy đủ). Đến tháng 10/1992, địa phương có chính sách làm sổ đổ cho các hộ trong thôn. Khi đo đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do mẹ tôi không có mặt nên trưởng thôn (người đứng ra chịu trách nhiệm đo đất cho các hộ dân) đã đo nhầm 1 phần đất (ao bỏ không) vào phần đất ao nhà tôi. Trong sổ hộ khẩu có bà ngoại, bố mẹ và 4 anh chị em tôi, mẹ tôi dứng ra làm chủ hộ. Khi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mang tên hộ gia đình tôi, mẹ tôi làm chủ hộ) thì không để ý nên cũng không biết là trưởng thôn đo nhầm thêm vào phần diện tích đất ao. Phần đất đo nhầm vào đất ao nhà tôi thì gia đình tôi vẫn chưa sử dụng, lấn chiếm hoặc tác động đến. còn phần đất ở của gia đình thì bố mẹ tôi đã xây nhà 1 tầng, tường bao quanh và tân tạo lên (trước đây chỉ ở trong căn nhà cấp 4, có cái sân nhỏ phía trước, diện tích chỉ bằng khảng 1/4 diện tích sau khi bố mẹ tôi tân tạo,sau khi bố mẹ tôi xây nhà 1 tầng thì nhà cấp 4 cũ đã được phá bỏ đi). Từ đó đến nay, mọi thứ thuế, .... liên quan đến luật đều do mẹ tôi đứng tên đóng cho nhà nước. Đến khoảng tháng 7/2012, bác cả (đang sinh sống trong miền nam) ra ngoài Bắc họp gia đình (gồm bà ngoại tôi và các bác) đòi chia đất. Trong biên bản thống nhất chia phần đất ở hiện tại làm 2 phần, 1 phần mang tên mẹ tôi và 1 phần mang tên bà ngoại, phần đất ao thì mẹ tôi được 5m tính từ mép đường vào, thì mẹ tôi đã đồng ý và ký vào biên bản họp gia đình cùng với 4 bác, dì tôi nhưng lại không có chữ ký (điểm chỉ) của bà ngoại tôi (bà tôi sinh năm 1912 hiện vẫn còn sống). Sau khi đồng ý với biên bản thì phần đất ở đã xây tường ngăn làm 2, phần đồng ý mang tên bác cả thì bác đã xây nhà cấp 4. Và bác cả đã mang sổ hộ khẩu gia đình tôi đi tách khẩu của bà ngoại tôi (khi đó bà ngoại tôi đã 100 tuổi) ra và mang bà qua nhà cấp 4 bác xây để ở. 1 thời gian sau, bác cả mượn cớ là biên bản họp gia đình không có điểm chỉ của bà nên đã nhờ người mượn danh nghĩa của bà (làm giấy bà ngoại ủy quyền cho người đó) viết đơn lên UBND huyện (có người quen của bác cả) đòi tất cả các phần đất mang tên bà ngoại tôi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện đã giao cho UBND trị trấn giải quyết, hòa giải. Sau nhiều lần hòa giải không thành thì phó chủ tịch UBND trị trấn đã có văn bản hủy 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mẹ tôi (phần đất đền bù đường đi thì vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng giấy tờ liên quan thì ông ngoại đã giao cho mẹ tôi cất giữ). Do không đồng ý với quyết định của Phó Chủ tịch UBND thị trấn nên mẹ tôi đa làm đơn kiến nghị gửi phòng tài nguyên môi trường huyện giải quyết nhưng phòng tài nguyên môi trường huyện đã trả đơn và nói đây không thuộc thẩm quyền giải quyết và bảo gia đình tôi có thể khởi kiện lên tòa án. (Trước năm 1992 khi địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 2 mảnh đất trên chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Sau đây tôi có một vài câu hỏi nhờ luật sư giải đáp giùm: 1- Việc nhà nước cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mẹ tôi như vậy là đúng hay sai? 2- Tôi có nghe nói những người trên 90 tuổi thì không thể tách sổ hộ khẩu có phải không ạ? 3- Việc Phó CT UBND trị trấn ra quyết định thu hồi là đúng thẩm quyền hay không? 4- Nếu Bác, Dì, Bà ngoại tôi mà viết đơn khởi kiện đòi phân chia tài sàn thì hướng giải quyết của tòa án sẽ như thế nào? Phần đất đo nhầm đó sẽ được trả lại cho thôn hay như thế nào ạ? Xin luật sư giải đáp thắc mắc cho gia đình tôi ạ. Xin cảm ơn!!!
Năm 2011 ở xã tôi có đo đạc lại diện tích đất đai, để cấp mới quyền sử đụng đất. Đến nay một số hộ dân đã có sổ. Gia đình tôi chưa có. Tôi muốn hỏi: Lúc làm hồ sơ cấp quyền sử dụng đất theo bản đồ quy hoạch mà uỷ ban nhân dân xã thiết lập sau khi đã dạc lại đất đai thì diện tích đất thuộc đất vườn gia đình tôi được phép sử dụng là 803m vuông, nay thực tế không đủ diện tích trên, mảnh đất lại nằm tiếp giáp 3 mặt đường. Nên khi làm bờ rào thường có nhiều người thắc mắc. Xin hỏi: tôi làm bờ rào trong phạm vi diện tích nhỏ hơn diện tích lúc làm hồ sơ theo bản đồ của uỷ ban nhân dân xã(mọi số liệu về diện tích lúc làm hồ sơ là do UBND xã cung cấp) như vậy có vấn đề gì không? Vì hiện tại bìa vườn nhà tôi chưa có.
Nhà tôi có một mảnh đất diện tích khoảng 8m vuông , nhưng mảnh đất ấy thật sự không nằm trong phạm vi căn nhà và chưa có cửa thông với căn nhà. Mảnh đất ấy vào năm 1965 ba toi mua lai cùng voi căn nhà hiện tại tôi đang sử dụng và có quyền sử dụng đất rỏ ràng. nhưng sau khi giải phóng miền nam, các người đo đạt thực tế lại đo lại không thể nào đo được mảnh đất ấy nên không tính phần dất ấy thuộc về của tôi. Xin cho tôi hỏi có cách nào có thể có được quyền sử dụng đất đó hay không ? vì mảnh đất ấy hiện tại đang bị một người hàng xóm chiếm dụng trái phép. xin chân thành cảm ơn
Gia đình tôi muốn được Luật sư tư vấn một việc như sau: Anh trai tôi có mua một căn nhà nhưng để bố tôi đứng tên chủ sở hữu (Không có tên mẹ tôi trên bìa đỏ). Nay bố tôi đã mất mà không kịp để lại di chúc. Vậy, xin hỏi chúng tôi cần làm những thủ tục gì nếu muốn đổi tên chủ sở hữu là mẹ tôi. Chúng tôi có 05 anh em nhưng có 02 người ở nước ngoài sinh sống. Xin Luật sư hướng dẫn những thủ tục cụ thể mà từng người chúng tôi cần làm trong quá trình xin đổi tên chủ sở hữu sang mẹ tôi.
Năm 1950 bố mẹ tôi có khai hoang được một số đất(diện tích khoảng 2000m2) .Gia đình tôi có 8 người con ,đến năm 1993 môt người con tự ý làm một sổ đỏ và đã đươc cấp sổ đỏ(con út) ,lúc đó bố mẹ tôi đều còn sống và khỏe mạnh và chưa hề cho tặng hay kí bất kì một giấy tờ gì cho người con đó .Năm 1995 bố tôi mất ,đến năm 2007mẹ tôi và các anh em thống nhất chia lại đất đai nhung người con út không chịu chia tách và nói rằng bố tôi chia đát cho tôi .Nay mẹ tôi muốn đòi lại quyền sử dụng số đát đó để chia tách cho các con có được không và phải làm thees nào?(sổ đỏ đã được cáp cho người con đó từ 1993 nhung chưa có công trình gì đươc xây dựng trên mảnh đất đó ,hiện tại vẫn là đất mầu)
Cha tôi hiện đang đứng tên quyền sử dụng đất và nhà ở( do ông bà tôi để lại), nhưng do cha tôi nay đã có vợ khác, nhà và đất này có trước khi cha tôi cưới vợ khác, nhưng giấy tờ sổ đỏ lại được cấp sau khi cha tôi cưới cô vợ này, nay cha tôi muốn cho lại 2 anh em tôi, xin quý luật sư tư vấn giúp, khi làm hồ sơ cho tặng quyền sử dụng đất và nhà ở thì chỉ cần bố tôi đứng ra ký giấy hay là phải có cả người vợ hiện tại ký giấy cho tặng, theo luật thì cả 2 anh em tôi có thể đứng tên trên quyền sử dụng đất và nhà ở không, hay chỉ được 1 người đứng tên? Theo như tôi tìm hiểu đối với trường họp của tôi sẽ được miễn nghĩa vụ đóng thuế thu nhập, phải đóng thuế trướ bạ có đúng không? các nơi tôi phải đến để giải quyết hồ sơ này( nơi tôi ở là thành phố trực thuộc tỉnh). Vì hiện tại tôi ở xa nên tôi muốn hổi thêm thường 1 hồ sơ cho trường hợp này sẽ được giải quyết trong bao lâu.
Tại một tiểu khu có một hộ đang sử mảnh dụng đất 20m2 không có bìa đỏ, nhưng theo gia đình nói đã sử dụng lâu năm và có xác nhận của một số hộ sinh sống cùng thời điểm. Đến nay tập thể tiểu khu cho là đất của tập thể nên muốn giao cho hội cao tuổi trồng cây chuối. Nhưng gia đình không cho và có ý kiến lên xã đề nghị xã xác nhận mảnh đất đó là của hộ gia đình. Vậy trong trường hợp này UBND xã nên giải quyết thế nào, kính mong các luật sư tư vấn giúp.
Năm 2001 bà nội làm giấy ủy quyền đất cho cha tôi, đến năm 2008 cha tôi làm thủ tục quyền sử dụng đất, nhưng vì bà nội tôi còn sống nên để bà đứng tên QSDĐ. Đến năm 2009 cha tôi mất không để lai di chúc gì hết. Sau đó năm 2012 bà nội tôi mất, bây giờ cô tôi ở nước ngoài về đòi chia tài sản. Vậy giấy ủy quyền lúc trước bà tôi làm cho cha tôi có pháp lý hay không? và tôi có được thừa hưởng gia sản không? vì tôi làm con trai một trong gia đình và đứa em gái ( bà nội tôi có 3 người con, cha tôi là người con thứ 3 trong gia đình) tôi không biết giấy ủy quyền đó có tính chất pháp lý hay ko? và cô tôi ở nước ngoài có được thường hưởng gia sản trên không?
Gia đình chúng tôi đang có vướng mắc về tranh chấp đất đai, rất mong được sự giúp đỡ của Luật sư. Tại thời điểm năm 1996, gia đình tôi có 7 khẩu Gia đình tôi được UBND Xã Tịnh Ấn Tây cấp đất theo N.Đ 64/C.P xét duyệt và cấp cho 6 nhân khẩu (trừ em trai Út sinh năm 1996 không được UBND xét cấp) với tổng diện tích là: 3.206m2 Hiện (1)+(2)+(3)+(4) = 2.638m2 đã được UBND Xã cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất vào ngày 10 tháng 11 năm 1996 và (5) với diện tích là 568m2 chưa có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và sử dụng đến nay 2014 Bố tôi gởi đơn đến UBND Xã để Xin cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho số thửa 1098 này nhưng UBND Xã không chấp nhận cấp Chứng nhận Quyền sử dụng đất và trả lời như sau: “Tại thời điểm xét cấp đất Hội đồng xét cấp đất Nghị định 64 của UBND xã Tịnh Ấn Tây xét thấy hộ ông Đào Bá Công lúc đó có 6 nhân khẩu được cấp theo Nghị định 64/CP. Trong đó có 02 nhân khẩu vượt kế hoạch hóa gia đình, sinh sau năm 1986 (trước 1995) Hội đồng 64/CP chỉ xét cấp 02 nhân khẩu sinh năm 1991 và 1992 là ½ diện tích đất trên một nhân khẩu. Diện tích được cân đối tại thời điểm hộ ông Công gồm: 04 khẩu chính + (1/2 * 02 khẩu) = 5 khẩu. Do đó, diện tích đất của ông Đào Bá Công được Hội đồng đề nghị xét cấp giấy chứng nhận với các loại đất sau: Đất lúa định mức là 220m2/khẩu * 5 khẩu = 1.100m2 Đất màu định mức là 280m2/khẩu * 5 khẩu = 1.400m2 Tổng diện tích đất màu và đất lúa theo định mức là 2.500m2. Vậy căn cứ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND Xã Tịnh Ấn Tây đã cấp cho ông Đào Bá Công là 2.638m2 đã thừa so với cân đối là 2.638m2 – 2.500m2 = 138m2. Nên số thửa 1098 với diện tích là 568m2 không được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Đối với số thửa 1098(568m2) từ khi UBND xã cấp cho gia đình tôi sử dụng tới giờ không có bất cứ sự tranh chấp nào, UB cũng không làm giấy tờ gì thuê đất cho gia đình chúng tôi. Hiện nay, số thửa 1098 (568m2) này đang nằm trong dự án quy hoạch đền bù nên gia đình tôi xin UB cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho số thửa 1098(568m2) này và UB trả lời như vậy có đúng theo Luật phấp quy định chưa, xin luật sư tư vấn giúp vướng mắc này cho gia đình tôi với ạ! Theo tôi được biết thì công văn Số: 08/2008/PL-UBTVQH12 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số do chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã ký thì nội dung Điều 10 có qui định “Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ Qui định”, pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 . Vậy UB đã áp dụng sinh con quá kế hoạch cho 2 khẩu sinh năm 1991 và 1992 trong gia đình tôi để phân chia cắt giảm đất vào năm 1986 là có đúng theo luật định không? Và căn cứ như công văn Số: 08/2013/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Ngãi về Quy định BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI do chủ tịch UBND Cao Khoa đã ký thì tại chương II Điều 3 khoản 3 b có nêu “b) Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;” Vậy UBND xã kết luận số thửa 1098(568m2) không được cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất với các lý do trên là đúng hay sai? Hiện UBND xã thông báo sẽ làm Hợp đồng cho thuê số thửa đất này cho gia đình tôi vì từ khi cấp đất đến giờ chưa làm Hợp đồng này giữa gia đình tôi và UB. Như vậy đúng hay sai theo Luật định ạ? Hiện số thửa 1098(568m2) này từ khi sử dụng không có tranh chấp và đóng thuế hàng năm từ khi tiếp nhận sử dụng đồng thời chưa có sự ký kết thuê giữa UB và gia đình chúng tôi.
Vụ việc nhà tôi là thế này: Sát nhà tôi có một miếng đất diện tích: 5m x 29m Lô đất này thuộc khu vực chưa phân định quản lý hành chính của Nông trường hay của UBND xã nên nguyên một khu đất chổ nhà tôi khoảng 70 hộ dân đến nay vẫn chưa làm sổ đỏ được. Ngày 14/5/2000, gia đình tôi có nhận chuyển nhượng lô đất trên từ ông A. Ông A được cô B (con gái ruột) ủy quyền cho "sử dụng toàn quyền". (HĐ ủy quyền được viết ngày 25/4/1999 nhưng đến ngày 12/5/2000 mới ra UBND xã công chứng). Hợp đồng sang nhượng giữa gia đình tôi và ông A có đem lên xã xin công chứng nhưng UBND xã có trả lời theo Luật mới, đất không có sổ đỏ UBND xã không được xác nhận nữa (những năm 1993 - 1995 xã vẫn công chứng đối với loại đất này). Và hướng dẫn nhà tôi về viết giấy tay, kêu những người gần nhà ký tên làm chứng là được. Gia đình tôi đã làm theo và nhờ 02 người hàng xóm ký tên làm chứng việc sang nhượng. Gia đình tôi đã sinh sống làm ăn ổn định không có bất kỳ một tranh chấp nào. Đến năm 2011 cô B làm đơn gửi UBND xã tranh chấp QSD đất với nhà tôi. Ngày 05/9/2011 UBND xã có tiến hành hòa giải nhưng không thành. Ngày 09/8/2012 ba tôi bị TAND Huyện triệu tập viết bản tự khai. Tuy nhiên mãi không thấy TAND Huyện xét xử. Ngày 17/2/2014 nhà tôi có làm đơn yêu cầu Tòa xét xử. Tuy nhiên lần xét xử sơ thẩm 1, không triệu tập được ông A nên Tòa quyết định hoãn. Lần 2, do chưa định giá đầy đủ tài sản trên đất nhà tôi nên Tòa tiếp tục hoãn. Xin Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có quyền yêu cầu Tòa triệu tập cho bằng được ông A (thậm chí cưỡng chế) hay không? Trường hợp trên có thể áp dụng hết thời hiệu khởi kiện được không? Hợp đồng ủy quyền có thể xem là hợp pháp không? Hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất có thể coi là vi phạm về hình thức giải quyết theo điều 134, điều 401 của Bộ Luật dân sự 2005 được không? Ví dụ nếu hợp đồng sang nhượng bi tuyên vô hiệu, nếu gia đình tôi không được bồi thường hợp lý, gia đình tôi có quyền không trả đất không? (Vì vào khoảng năm 2011, khi đất đai bắt đầu có tranh chấp, ông A đã sang tên tài sản của mình cho bà C (người sống chung với ông A không có đăng ký kết hôn)).
Xin cho tôi hỏi hiện nay theo Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định "Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên." Điều này gây nhâm lẫn trong cách hiểu của các cơ quan nhà nước khi chứng thực các HĐ giao dịch liên quan đến QSDĐ, có nơi chỉ người đại diện trên giấy chứng nhận ký là xong, còn nơi thì cả hộ phải ký.
Hiện tôi đang muốn mua mảnh đất khu vực ngoại thành Hà Nội xây nhà cấp 4 để ở nhưng chưa rõ về luật đất đai nhờ các LS tư vấn và cho lời khuyên ạ. Đặc điểm mảnh đất tôi định mua như sau: đây là khu đất nông nghiệp(đất ruộng) liền kề với đất thổ cư được người dân san lấp vượt thổ đã được khoảng 5 năm, hiện tại khu đất này người dân gốc ở đây đã xây dựng nhà kiên cố sống thành khu dân cư đông đúc và không nằm trong khu vực giải tỏa mặt bằng của nhà nước. hiện khu đất này đang được chính quyền quy hoạch thành khu giãn dân và đã có bản đồ quy hoạch khu đất thành đất giãn dân. tóm lại khu đất này đang được quy hoạch thành đất giãn dân ạ. Tôi nhờ các LS tư vấn những việc sau: - những rủi do khi tôi mua mảnh đất này? - nếu tôi mua mảnh đất này đến khi khu đất được quy hoạch thành đất giãn dân thì tôi có được cấp giấy CNQSDĐ không? -thủ tục pháp lý để tôi mua mảnh đất này như thế nào?
Trong hợp đồng giao khoán đất nhà em được khoán 10 năm sử dụng, được quyền SXKD(không vi phạm cây rừng), được quyền sang bán chuyển nhượng đất cho người khác.Anh cho em hỏi: bây giờ nhà em muốn cho thuê đất để xây dựng trạm phát sóng Viettel(không vi phạm cây rừng) thì có được đứng tên hợp đồng không?có cần làm thủ tục gì không? Mong anh tư vấn giúp em.
Gia đình em có một mảnh vườn lâu năm thuộc thửa đất có nhà ở nằm trong khu vực dân cư. Khi xin cấp " Bìa Đỏ" thì cán bộ địa chính cho hay là gia đình phải nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao sang đất ở bằng 50 % giá trị chênh lệch. Do chủ hộ là bố em đã đứng tên một sổ đỏ đất ở lâu dài rồi (hai mảnh đất riêng biệt không nằm cùng thửa) vậy mảnh đất còn lại chỉ được quy định là đất vườn. 1. Các anh, chị cho hỏi vậy quy định mảnh vườn nhà em là đất vườn như vậy có hợp lý không. Nếu có cho em xin nghị định, quyết định nào đó có liên quan đến quy định đó là đất vườn chứ không phải đất ở lâu dài. 2. Nếu quy định 1 chủ hộ chỉ được đứng tên 1 bìa đỏ là đất ở lâu dài, và các mảnh còn lại là đất vườn. Giả sử bố em làm di chúc thừa kế mảnh vườn đó cho em thì em có quyền đứng tên thửa đất đó và thửa đó có được xem là đất ở lâu dài không. Cảm ơn anh chị quan tâm.
Bố tôi có mua 1 mảnh đất 60m2 từ năm 1984 nhưng không có giấy tờ gi.Năm 1994 có làm giấy sang nhượng với bên bán đất và được ủy ban nhân dân xã chứng thực ngày 19/8/1994. Đến nay, người nhà bên kia lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 60m2 mà bố tôi đã mua. Xin luật sư tư vấn cho bố tôi nên phải làm gi để đòi lại quyền sử dụng 60m2 kia?