Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình như sau:
Điều 63. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính.
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Đối với tổ chức: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 11. Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong phòng, chống bạo lực gia đình thì các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
[...]
Như vậy, theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sẽ ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?