Kính chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn giúp! Công ty tôi là công ty cổ phần. Có một cổ đông (nam) sở hữu 23.000 cổ phần đã chết vào ngày 8/4/2010, sau khi chết vợ cổ đông nói trên đã đến Công ty làm thủ tục đổi tên sở hữu cổ phần (chỉ làm giấy đề nghị cho vợ đứng tên) và hiện tại đứng tên trong danh sách cổ đông là vợ của cổ đông đã chết nói trên. Tôi được biết trong hộ khẩu của cổ đông đã chết nói trên còn có 2 con trên 18 tuổi, mẹ ruột và vợ ( người đứng tên trong danh sách cổ đông nói trên ) của cổ đông đã chết, hiện tại vẫn ở chung nhà. Vậy cho tôi hỏi công ty tôi làm thủ tục chuyển tên sở hữu cổ phần của người chết sang vợ người chết có đúng pháp luật không? Nếu không đúng nhờ Luật sư hướng dẫn để Công ty tôi làm lại thủ tục chuyển tên cho đúng pháp luật. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Chào cả nhà,mình là thành viên mới mong luật sư và các bạn giải đáp giúp mình thắc mắc sau: Mình là nhân viên trong một công ty cổ phần,công ty này đã hoạt động được khoảng gần một năm,công ty có 3 thành viên góp vốn -kinh doanh 3 mảng khác nhau và sử dụng vốn độc lập của nhau. Ví dụ công ty có 100% vốn điều lệ = thành viên 1 có 7%/vốn đl . kinh doanh mảng 1 của ông A = thành viên 2 có 7%/vốn đl . kinh doanh mảng 2 của ông B = thành viên 3 có 86%/vốn đl. kinh doanh mảng 3 của ông C Lưu ý công ty này không phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Nay mình muốn góp vốn chung để kinh doanh mảng 3,mình gọi 86% vốn điều lệ mảng 3 của ông C là 100% vốn kinh doanh mảng 3 ,vốn mình góp thực tế chỉ 2% nhưng ông C lại cam kết cho mình chung 5% vào mảng 3 này. Luật sư cho mình hỏi khi :Góp vốn và rút vốn thì cần lưu ý và chuẩn bị những thủ tục giấy tờ gì để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho bản thân cũng như về mặt pháp lý nếu như có rủi ro xảy ra.
Hiện nay công ty Tôi là Công ty TNHH có giám đốc là người đại diện theo pháp luật và ông này cũng là Phó giám đốc 1 công ty cổ phần khác nhưng không phải là người đại diện pháp luật của Công ty này! Vậy như thế có vi phạm pháp luật không?
Trình tự thủ tục để công ty tôi có thể tăng vốn điều lệ?
Chào cả nhà! Em là thành viên mới. Em có vấn đề cần mọi người giúp em như sau: Cty em là cty CP. Giám đốc đại diện hiện tại đã nghỉ và chuyển nhượng cho ông B không nằm trong HĐQT. Bây giờ em cần làm thủ tục nào để ông B sẽ là GĐ đại diện theo pháp luật? Đồng thời cần làm thủ tục nào để thay đổi GPKD có phần % cổ phần của ông Bi và bỏ GĐ củ đi? Vậy em cần làm thủ tục gì với bên Thuế và với Sở KH và Đầu tư? Em cám ơn cả nhà.
Công ty Tài chính cổ phần là gì?
Kính gửi VP Luật. Công ty A là công ty CP chuyển đỏi từ doanh nghiệp nhà nước sang từ năm 2003. Hành nghề trong lĩnh vực XDCB . chủ yếu là nhận thầu các công trình xây dựng có nguồn vốn nhà nước . Từ năm 2003 đến 2010 có 3 giám đốc điều hành lần lượt ông A:2003-2005, ông B từ 2006-2008, ông C từ năm 2008-2010. thay đổi do nghỉ hưu hoặc sang công tác khác . ông D là giám đốc điều hành cho đến nay. Công ty có các đội xây lắp trực thuộc, khi công ty nhận được hợp đồng thì giao khoán cho các đội bằng hợp đồng nội bộ. Công ty khoán thu % trên tổng giá trị hợp đồng. Về vốn để thi công ,theo quy chế công ty cho đội vay thi công không quá 50%, phần vốn vay tính lãi theo ngân hàng. Khi Chủ đầu tư(CĐT) thanh toán thì bù trừ trả cho đội. Tại ĐHĐCĐ năm 2013, ông D báo cáo trước đại hội có 2 ông đội trưởng nợ công ty số tiền 2,7 tỷ đồng do nợ dồn các công trình thanh toán chậm nên công ty. 01 ông đã nghỉ hưu năm 2011, 01 ông vừa bị cho thôi việc. Số tiền này là số lãi vay qua hàng năm do công trình thanh toán vốn chậm và đề nghị thu hồi cổ phần thay nợ bổ sung vào Điều lệ công ty. ĐHĐCĐ giao cho BGĐ công ty thành lập tổ kiểm tra để làm rõ trách nhiệm của các giám đốc đã Điều hành. Sau 5 tháng GĐ công ty báo cho 3 giám đốc cũ đến để thông báo lại kết quả kiểm tra. Báo cáo của tổ kiểm tra lập luận cho rằng Các ông bà giám đốc cũ đã cấp cho các công trình quá 50% vốn để thi công (Các công trình đã bàn giao, và CĐT đã thanh toán) nên kết luận các ông giám đốc A,B,C phải chịụ toàn bộ phần nợ của 2 ông đội trưởng trên là 2,7 tỷ đồng. (Bao gồm cả số tiền phát sinh nợ thời kỳ ông D làm giám đốc). Phân tích cơ cấu chi phí thực tế vào công trình thì: Vốn chi phí (Vật liệu, nhân công, máy + TTP) tại đội=82%, chi phí tại công ty =14%, lãi vay 12% tổng cộng =108%. Như vậy phần lỗ là do lãi vay quá lớn. Thấy vô lý nên các ông bà B, C không đồng ý và cho rằng khi bàn giao điều hành, tình hình tài chính công ty vẫn lành mạnh. Số nợ do rủi ro chậm thanh toán mà có. Ngoài ra khi bàn giao số nợ phải thu phải trả tại Báo cáo tài chính năm 2010 vẫn an toàn, phần phát sinh nợ thời kỳ ông D làm giámm đốc không thể bảo ông A,B,C chịu trách nhiệm được. Biên bản tại cuộc họp đã không có chữ ký của hai ông B,C. Trong 3 tháng sau đó, Các ông A,B,C không nhận được hồi âm nào từ BGĐ hay Hội đồng quản trị, 90 ngày kể từ khi họp thông báo kết quả kiểm tra. Không có quyết định nào, cũng không báo cáo HĐQT , BGĐ công ty ra thông báo liên tiếp 3 lần yêu cầu các ông bà A,B,C phải đến công ty nộp số tiền nợ của 2 ông đội trưởng trên theo kết luận của Tổ kiểm tra. Các ông giám đốc cũ là B,C gửi kiến nghị đến BGĐ, HĐQT và BKS đề nghị xem xét lại . Nhưng không được đồng ý. Hai ông B,C gửi HĐQT yêu cầu họp ĐHĐCĐ để xin ý kiến HĐQT cũng không cho và không có văn bản trả lời và sau đó 01 ngày HĐQT ra quyết định thu hồi toàn bộ cổ phần của 3 ông trên (ông A có 250 cổ phần =250 triệu, ông B có 480 Cp =480 triệu, ông C = 500 cổ phần = 500 triệu, tổng =1.230 cổ phần =1.230.triệu đông. Số còn lại thông báo cho đủ 2,7 tỷ không nộp sẽ tính lãi tiếp. Qua việc trên cho tôi hỏi văn phòng Luật sư, Ban lãnh đạo công ty làm như vậy có đúng không , các cổ đông là các ông A,B,C phải làm như thế nào để biện minh và đòi quyền lợi cho mình
Cháu chào luật sư. Công ty cháu là công ty cổ phần: - Thành lập ngày 15/08/2012; - Vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng ứng với tổng số cổ phần là 300.000 , đều là cổ phần phổ thông, mệnh giá vổ phần là 10.000đ; - Gồm 03 cổ đông sáng lập: Cổ đông 1: Số cổ phần 180.000; cổ đông 2: Số cổ phần là 30.000, cổ đông 3: số cổ phần là 90000. - Người đại diện theo pháp luật: Cổ đông 1 - chức danh giám đốc . Không có chủ tịch hội đồng quản trị. Giám đốc công ty cháu đang muốn giảm vốn điều lệ của công ty xuống còn từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ thôi. Vậy cháu xin hỏi luật sư là các điều kiện để giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần? Thủ tục để có thể được giảm vốn điều lệ. Cháu cảm ơn ạ
xin hỏi Luật sư: hiện tôi đang công tác tại 1 công ty cổ phần (51% cp của nhà nước) hệ số lương kỹ sư bậc 4= 3,27, nay tôi xin chuyển sang 1 bệnh viện thuộc BYT. Tuy nhiên BYT yêu cầu thi tuyển và sếp lương bậc 1=2,34. Vậy tôi xin hỏi Ls nên viết đơn thôi việc (để hưởng các khoản trợ cấp) hay đơn xin chuyển công tác (việc này không giữ được hệ số lương bậc 4) Trân trọng cảm ơn Ls!
Công ty hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, vốn điều lệ ban đầu là 01 tỉ, gồm 5 ngươi góp vốn. Sau 01 năm, hoạt động của công ty không phát triển, chủ tịch hội đồng quản trị mở 01 trường mầm non và không thuộc của công ty. Đến nay công ty đã ngừng hoạt động, và chưa có bất kỳ một cuộc họp hội đồng thành viên nào hết. Em muốn hỏi: những người góp vốn có quyền yêu cầu hay tố cáo chủ tịch hội đồng về tội chiếm dụng vốn của công ty không ạ?
Công ty chúng tôi đang là công ty Cổ phần. Do hoàn cảnh nên có 1 số cổ đông không tham gia nữa trong đó có người đại diện theo pháp luật (Giám đốc). Xin LS cho biết phải làm những thủ tục cần thiết nào để Công ty tiếp tục duy trì hoạt động.
Thưa luật sư! Vợ chồng em đang có ý định thành lập công ty để tiện cho việc kinh doanh. Em thấy xu hướng bây giờ người ta thành lập công ty cổ phần nhiều hơn công ty TNHH. Nhưng mà có vẻ công ty cổ phần phải tuân theo quy định của pháp luật nhiều. Bây giờ em thì muốn lập công ty TNHH còn chồng em muốn lập công ty CP. Nhưng thực tế thì cả 2 cũng không hiểu gì về 2 loại hình này lắm. Vậy luật sư có thể phân tích kĩ cho em về 2 loại hình doanh nghiệp này được không? Mong luật sư tư vấn cụ thể dựa trên khía cạnh lý thuyết, pháp luật và thực tế!
Tôi dự định mở công ty để kinh doanh buôn bán hàng gia dụng. Loại hình công ty tôi quan tâm hiện nay là công ty cổ phần và công ty TNHH.Vì chưa hiểu rõ về 2 loại hình công ty này nên rất mong sự tư vấn từ Luật sư giúp tôi hiểu sự khác nhau và ưu nhược điểm của 2 loại hình công ty này.
Thưa Luật sư! Tôi xin hỏi thủ tục chuyển đổi công ty Cổ phần 3 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải làm những bước gì? Căn cứ pháp lý để thực hiện! Trân trọng!
Vào tháng 6 năm 2011 chồng tôi có cùng với 3 người bạn thành lập công ty cổ phần, nhưng nay chúng tôi muốn chuyển nhượng lại số cổ phần của mình cho một cổ đong cùng sáng lập ra. Tôi muốn hỏi như thế có được không và chúng tôi cần chuẩn bị các công việc gì?
Các anh/chị luật sư cho em hỏi với ạ: công ty em đang là công ty cổ phần giờ em muốn chuyển thành công ty TNHH 1TV và giảm vốn điều lệ được không ạ (công ty e mới thành lập tháng 7/2013 ạ)