Tra cứu hỏi đáp Bảo hiểm y tế

Hỏi đáp pháp luật Mức thanh toán bảo hiểm y tế 15:03 | 06/09/2016

Bà Phan Thị Ngọc Thảo (bsanhtyt@...) mới được chẩn đoán mắc bệnh hẹp van tim 2 lá và đã làm thủ tục để chuyển viện đúng tuyến vào Bệnh viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi đi khám bệnh, bà Thảo phải trả 665.307 đồng, tương đương với 62,5% chi phí khám chữa bệnh. Bà Thảo muốn được biết, trường hợp của bà có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí không?

Hỏi đáp pháp luật Bảo hiểm y tế đối với lao động là người nước ngoài 15:03 | 06/09/2016

Bà Nguyễn Thị Tố Anh hiện làm việc cho một Công ty liên doanh. Lao động nước ngoài tại Công ty đều là thành viên Hội đồng quản trị, không ký hợp đồng lao động. Bà Tố Anh muốn biết những lao động này có phải mua bảo hiểm y tế (BHYT) không? Theo bà Tố Anh, những người nước ngoài này thường xuyên về nước, nếu họ thuộc diện phải tham gia BHYT thì về nước họ phải trả thẻ BHYT và khi họ trở lại thì phải mua thẻ mới, như vậy rất bất tiện. Vậy, có quy định nào liên quan đến việc cấp thẻ BHYT cho những đối tượng này không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công 15:03 | 06/09/2016

Ông Nguyễn Xuân Đạt phản ánh: Ngày 2/3/2012 ông nội của ông Đạt vào Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng để điều trị bệnh viêm phế quản. Ngày 15/3/2012 ông ra viện thì phải nộp viện phí 491.500 đồng (bao gồm tiền điện, nước, kỹ thuật, thuốc) và 20.000 đồng tiền X quang chụp nghiêng tại chỗ. Ông nội của ông Đạt đang dùng thẻ BHYT KC2 nhưng không được thanh toán. Bà nội của ông Đạt hiện cũng đang sử dụng thẻ BHYT MS2, nhưng khi điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền (tháng 12/2012) bà nội của ông vẫn phải nộp viện phí 122.500 đồng (gồm tiền điện, nước, kỹ thuật, xét nghiệm). Ông Đạt đề nghị cơ quan chức năng giải đáp: Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền thu tiền như vậy có đúng quy định không? Thẻ BHYT như của ông, bà ông Đạt sẽ được hưởng chế độ gì khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền?

Hỏi đáp pháp luật Bảo hiểm y tế cho sinh viên hộ cận nghèo 15:03 | 06/09/2016

Gia đình sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Thủy (tỉnh Phú Yên) thuộc hộ cận nghèo. Đầu năm học 2012 - 2013, sinh viên Thủy có xin giấy chứng nhận là sinh viên thuộc hộ cận nghèo tại UBND xã, để nhà trường giảm tiền bảo hiểm y tế, tuy nhiên không được nhà trường chấp nhận giấy chứng nhận đó. Sinh viên Thủy muốn hỏi: Theo quy định của pháp luật, trường hợp của sinh viên Thủy có được giảm tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT) không? Nếu được giảm thì tỷ lệ như thế nào và thủ tục gồm những gì?

Hỏi đáp pháp luật Thanh toán bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu 15:03 | 06/09/2016

Ông Minh Đức (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), phản ánh: Vợ của ông Đức mang bầu và dự kiến sinh vào ngày 20/12/2012. Ngày 8/12/2012, do đau bụng vợ ông được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược (gần nhà) và sinh con. Ngày 18/12/2012 vợ ông xuất viện. Tổng viện phí là 21,8 triệu đồng. Vợ ông Đức đăng ký khám, chữa bệnh (KCB) theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) ở quận Bình Thạnh, tuy nhiên, khi làm thủ tục thanh toán BHYT, vợ ông Đức chỉ được thanh toán 1,2 triệu đồng, với lý do vợ ông vào bệnh viện trái tuyến và bệnh viện này không có dịch vụ khám BHYT. Ông Đức cho rằng, trường hợp của vợ ông là cấp cứu nên vẫn được BHYT chi trả bình thường. Ông Đức đề nghị được giải thích về khúc mắc này.

Hỏi đáp pháp luật Quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi đi công tác 15:03 | 06/09/2016

Từ đầu năm 2013, bà Phạm Thanh Nhàn đã được cơ quan mua bảo hiểm y tế cho đến hết năm, nơi đăng ký khám, chữa bệnh là một bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sắp tới bà Nhàn được phân công đi công tác tại tỉnh khác trong thời gian dài. Bà Nhàn hỏi: Trường hợp của bà có được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế khi đi công tác không? Khi sinh con, quyền lợi bảo hiểm y tế của bà có được đảm bảo không?

Hỏi đáp pháp luật Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 15:02 | 06/09/2016
Em có thắc mắc xin được giải đáp như sau. Do mẹ em có nhu cầu mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại phường. Nhưng khi mẹ em liên hệ với y tế ở phường thì được biết muốn mua bảo hiểm thì phải mua cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu không mua đủ thì bảo hiểm phường sẽ không bán cho mẹ em. Em có tìm hiểu về bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, em có tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan em đang công tác và làm việc. Có photo sổ bảo hiểm để mẹ em mang theo khi đi mua bảo hiểm để không phải mua bảo hiểm cho em nữa và được cán bộ y tế phường trả lời là em không tham gia bảo hiểm y tế? trong khi đó bảo hiểm xã hội em tham gia bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Vậy sở y tế cho em hỏi em phải trả lời cán bộ y tế phường bắt buộc mẹ em phải mua bảo hiểm y tế cho em là đúng hay sai? em xin cảm ơn!
Hỏi đáp pháp luật Bảo hiểm y tế với thân nhân sĩ quan 15:02 | 06/09/2016

Ông Mai Chấn Tuấn hỏi: Tôi là sĩ quan quân đội, vợ tôi đi làm cho một doanh nghiệp ngoài quân đội thì thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với thân nhân sĩ quan tại ngũ hay phải tham gia bảo hiểm y tế?

Hỏi đáp pháp luật Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? 15:02 | 06/09/2016

Sinh viên Đỗ Hoài Nam (hoainam_do11@...) hỏi: Sinh viên có thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như học sinh không và mức phí là bao nhiêu? Tham gia BHYT cho từng năm học hay tham gia BHYT cho cả khóa học (4 năm)? Nếu tham gia theo từng năm học thì thời gian sinh viên nghỉ hè có được tham gia và hưởng BHYT không?

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục hưởng bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến khám chữa bệnh 15:02 | 06/09/2016

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thủ tục để hưởng BHYT trong trường hợp đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT. Bà Hoàng Thị Lan Hương đang công tác và đăng ký BHYT tại cơ quan là Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (tỉnh Lai Châu). Bà Hương sắp sinh con và có nguyện vọng về quê (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) để sinh. Bà Hương muốn được biết, để được hưởng chế độ BHYT khi sinh con tại quê bà Hương cần phải làm những thủ tục gì?

Hỏi đáp pháp luật Quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong ngày nghỉ 15:01 | 06/09/2016

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, một số công nhân phản ánh: Do công việc nên ngày thường nhiều công nhân không có điều kiện đi khám bệnh, tuy nhiên có thông tin cho biết việc khám, chữa bệnh (KCB) vào ngày thường mới được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT), nếu KCB vào ngày nghỉ thì phải khám dịch vụ. Băn khoăn với thông tin trên, các công nhân muốn được biết có quy định nào về việc KCB theo chế độ BHYT trong ngày nghỉ không?

Hỏi đáp pháp luật Không được truy hưởng chế độ bảo hiểm y tế 15:01 | 06/09/2016

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Trần Thị Phượng (TP. Hà Nội) phản ánh: Năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phải nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (trong đó có tiền BHYT) từ tháng 1 đến tháng 9/2011, vì thế trong thời gian này người lao động không được cấp thẻ BHYT. Đến tháng 10/2011, cơ quan của bà Phượng đã nộp đầy đủ số tiền nợ cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tháng 5/2011 bà Phượng phải nằm điều trị tại Bệnh viện, do không có thẻ BHYT nên bà Phượng phải thanh toán toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Nay, bà Phượng muốn được biết, khi cơ quan của bà đã hoàn thành trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội thì bà có được hưởng quyền lợi trong việc khám và điều trị bệnh không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công? 14:59 | 06/09/2016

Theo quy định, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có mã quyền lợi 2 khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh thông thường, nếu sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn được quỹ BHYT chi trả 100% nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu chung. Ông Nguyễn Xuân Đạt (xuandata2@...) phản ánh: Ngày 2/3/2012 ông nội của ông Đạt vào Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng để điều trị bệnh viêm phế quản. Ngày 15/3/2012 ông ra viện thì phải nộp viện phí 491.500 đồng (bao gồm tiền điện, nước, kỹ thuật, thuốc) và 20.000 đồng tiền X quang chụp nghiêng tại chỗ. Ông nội của ông Đạt đang dùng thẻ BHYT KC2 nhưng không được thanh toán. Bà nội của ông Đạt hiện cũng đang sử dụng thẻ BHYT MS2, nhưng khi điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền (tháng 12/2012) bà nội của ông vẫn phải nộp viện phí 122.500 đồng (gồm tiền điện, nước, kỹ thuật, xét nghiệm). Ông Đạt đề nghị cơ quan chức năng giải đáp: Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền thu tiền như vậy có đúng quy định không? Thẻ BHYT như của ông, bà ông Đạt sẽ được hưởng chế độ gì khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền?

Hỏi đáp pháp luật Bảo hiểm y tế chi trả 14:58 | 06/09/2016

Vợ em có mua bảo hiểm y tế và đăng kí khám chữa bệnh tại bệnh viên đa khoa huyện tiên lãng,hải phòng,vậy anh chị cho em hỏi là khi vợ em sinh ở bệnh viện đa khoa long xuyên,an giang thì sẽ đươc bảo hiểm chi trả ra sao.em xin cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Chi phí khám bệnh và tiền mua thuốc điều trị (có hóa đơn) thì bảo hiểm y tế có thanh toán lại không? 14:58 | 06/09/2016

Dì tôi là thương binh mất sức lao động 81%. Dì tôi bị bệnh viêm gan phải đi khám và mua thuốc điều trị ở bệnh viện Hòa Hảo tại Tp.Hồ Chí Minh. Nhưng bệnh viện này họ không khám bảo hiểm y tế. Vì vậy, tôi muốn hỏi: Chi phí khám bệnh và tiền mua thuốc điều trị (có hóa đơn) thì bảo hiểm y tế có thanh toán lại các chi phí khám và mua thuốc cho Dì tôi như trên không? Nếu có, thì được thanh toán lại bao nhiêu %? thủ tục để được hưởng như thế nào? 

Hỏi đáp pháp luật Có được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế ở nơi công tác không 14:58 | 06/09/2016

Từ đầu năm 2013, tôi đã được cơ quan cấp thẻ bảo hiểm y tế thời hạn sử dụng đến hết năm. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh là một bệnh viện huyện tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sắp tới tôi được phân công đi công tác tại tỉnh Tây Ninh trong thời gian dài. Vậy tôi có được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế ở nơi công tác không?

Hỏi đáp pháp luật Có giấy chuyển viện mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế 14:58 | 06/09/2016

Gia đình tôi có người bệnh được chuyển tuyến đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình tại TP Hồ Chí Minh (TTCTCH) để “thay khớp cũ cổ xương đùi”. Khi xuất viện, TTCTCH cấp giấy hẹn tái khám sau một tuần. Đến hẹn, người bệnh được TTCTCH tiếp nhận tái khám nhưng yêu cầu lần tái khám sau phải có giấy chuyển viện mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định. Xin hỏi: Như vậy là đúng hay sai? 

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào