Thanh toán bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu
Theo quy định, người có thẻ BHYT, trong trường hợp cấp cứu có thể vào bất cứ cơ sở KCB nào cũng được hưởng BHYT theo quy định (xuất trình thẻ BHYT chậm nhất trước khi ra viện).
Trường hợp vợ ông Đức, nếu Bệnh viện Đại học Y Dược xác định nhập viện trong tình trạng cấp cứu thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định, bao gồm: tiền giường bệnh, xét nghiệm, thuốc, dịch truyền, máu, phẫu thuật, thủ thuật theo mức giá mà cơ quan bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Bệnh viện Đại học Y Dược.
Trường hợp không phải cấp cứu (KCB vượt tuyến), nếu trình thẻ BHYT thì được quỹ BHYT chi trả 30% chi phí trong phạm vi quyền lợi BHYT (KCB tại Bệnh viện hạng I, 50% chi phí KCB tại Bệnh viện hạng II hoặc 70% chi phí KCB Bệnh viện hạng III).
Trường hợp KCB không xuất trình thẻ BHYT (KCB tự chọn): Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội thanh toán cho người bệnh theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?