Gia đình tôi có 5 anh, chị, em. Hai người con gấi trong gia đình tôi đã đi lấy chồng và ổn định. Một người em trai tôi đã hi sinh trong chiến tranh và không có con cái gì. bố mẹ tôi có 1 thửa đất tại quê nhà. Năm 1981cả bố và mẹ tôi đều mất và không để lại di chúc hay giấy tờ gì về quyền sở hữu thửa đất của bố mẹ tôi. Khi đó tại đang công tác xa nhà, khi về anh em tôi đã có thoả thuận là người e trai tôi tạm thời sử dụng thửa đất đó đến khi nào tôi về thì sẽ bàn tính sau, nhưng không có một văn bản giấy tờ gì về việc này. Đến năm 1986 tiến hành đo đạc bản đồ 299 thì trên sổ sách đã kê khai người sử dụng đất là e trai tôi, và đến năm 2008 khi đo đạc bản đổ hiện trạng cũng lấy tên e trai tôi. Thời gian tôi đi công tác xa nhà đến nay đã hơn 30 năm và thửa đất do e trai tôi sử dụng không hề xảy ra bất cứ một tranh chấp nào. Đến nay tôi về quê và muốn xin lại 1 phần thửa đất nói trên để xây dựng nhà ở thì e trai tôi không đồng ý và nói tôi không có quyền gì ở đây nữa. Tôi xin hỏi theo luật pháp quy định thì tôi có còn quyền lợi gì đối với thửa đất nói trên không?
Xin cho biết việc hòa giải các tranh chấp đất đai tại cơ sở có là thủ tục bắt buộc hay không? Nếu có thì trình tự giải quyết được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Những vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai, khi nào xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp thừa kế, tranh chấp nhà ở… Thẩm quyền giải quyết và thời hiệu?
Bà Phạm Thị Kim Chi (tỉnh Tiền Giang) phản ánh, khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai thì diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, theo Điều 94 Luật xây dựng thì Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn…
Bà Chi hỏi, vậy Điều 94 Luật Xây dựng có mâu thuẫn với khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai không?
Chị Trần Thị Bảy (huyện Gò Quao) hỏi: Gia đình tôi và gia đình bà H tranh chấp QSDĐ đã được UBND xã hoà giải thành trả lại đất cho tôi. Tuy nhiên đã gần 1 năm trôi qua, bà H không thực hiện kết quả hoà giải nhưng UBND xã cũng không có cách nào buộc bà H thi hành. Vậy, tôi phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?
Tôi là người nhiễm HIV, tôi có đứa cháu họ ở Phú Thọ muốn xin ở nhờ và tạm trú để lấy hộ khẩu ở Hà Nội. Xin hỏi khi cho cháu tôi nhập hộ khẩu vào nhà tôi thì có ảnh hưởng gì đến đất đai nhà cửa của tôi không?
Năm 2009, UBND tỉnh H có quyết định thu hồi đất (quyết định chung) cho 648 hộ dân thuộc xã N để làm dự án khu công nghiệp gửi về cho UBND huyện K. UBND huyện K không ra quyết định thu hồi đất riêng cho từng hộ gia đình mà căn cứ vào quyết định thu hồi đất chung của UBND tỉnh H để thu hồi (trong thời gian thu hồi có 1 số hộ dân không chịu di dời nên phải cưỡng chế). Đến cuối năm 2010, có 13 hộ dân làm đơn khởi kiện với nội dung: - Yêu cầu Tòa án hủy quyết định thu hồi đất chung để ra quyết định thu hồi riêng cho từng hộ gia đình theo quy định của pháp luật; - Yêu cầu Tòa án hủy quyết định cưỡng chế; - Yêu cầu bồi thường giá đất theo thời điểm ra quyết định thu hồi đất riêng (cùng thời điểm sửa sai). - Tòa án có thể nhập 13 đơn (13 hộ) vào 1 vụ án theo Điều 33 Luật TTHC được không? Có thể bác đơn khởi kiện và nhận định trong bản án là chính quyền địa phương cần rút kinh nghiệm thủ tục thu hồi đất theo Luật Đất đai có được không?
Các bên được xã cấp đất ở có diện tích như nhau, nhưng khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại có sai lệch về diện tích của hai thửa đất dẫn đến tranh chấp về diện tích đất sai lệch đó. Việc giải quyết tranh chấp này thuộc Ủy ban nhân dân hay Tòa án?
Tôi muốn khởi kiện để giải quyết việc tranh chấp mua bán đất với chi họ tôi, nhưng vì việc mua bán trước đây không được công chứng . Vậy xin hỏi, như vậy có bị coi là giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?