Hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025?
Hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025?
Căn cứ theo Công văn 4916/BGDĐT-KHTC năm 2024 quy định nghiêm túc thực hiện quy định đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 như sau:
(1) Thực hiện các nội dung tại Công văn 2179/BGDĐT-KHTC năm 2024 của Bộ GDĐT đã gửi các đơn vị về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025.
(2) Chỉ đạo Sở GDĐT tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, phổ biến rộng rãi các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh thực hiện các khoản thu, chi đến các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục; yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ biến, tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy định về các khoản thu, chi năm học 2024-2025.
(3) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện thanh tra, kiểm tra, áp dụng chế tài xử lý mạnh các trường hợp vi phạm quy định về thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
(4) Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu, chi tài chính theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân cụ thể như sau:
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
[...]
Như vậy, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Chương trình giáo dục đào tạo chung của các cấp phải đảm bảo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục đào tạo chung của các cấp phải đảm bảo như sau:
[1] Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học;
Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục;
Cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
[2] Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn;
Kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo;
Tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế.
Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
[3] Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông;
Giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
[4] Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
[5] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỏi đáp về Giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng anh 4 Global success có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu lịch để bàn năm 2025? Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm đối với lịch để bàn hiện nay?
- Người quản lý doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Bộ Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 Vòng 8 cấp huyện năm 2024 - 2025?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?