Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì?

Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì? Đối tượng của phòng chống tiêu cực gồm những ai?

Đối tượng của phòng chống tiêu cực gồm những ai?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022 có quy định về đối tượng, nội dung chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực như sau:

II. Đối tượng, nội dung chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực
1, Đối tượng phòng, chống tiêu cực là cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
2. Nội dung chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực
2.1. Ban hành, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tiêu cực.
[...]

Như vậy, đối tượng phòng chống tiêu cực là cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì?

Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì? (Hình từ Internet)

Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022 có nêu cụ thể như sau:

I. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định số 32-QĐ/TW, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là những hành vi trái với Điều lệ, Cương lĩnh, nghị quyết, quy chế, quy định, chỉ thị, kết luận,... của Đảng (gọi chung là chủ trương, đường lối, quy định của Đảng), pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
[...]

Như vậy, theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022 hướng dẫn một số nội dung công tác về phòng chống tiêu cực, trong đó biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

Nội dung chỉ đạo công tác phòng chống tiêu cực gồm những gì?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022, nội dung chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực gồm:

- Ban hành, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tiêu cực.

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực gắn với phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

- Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội; làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tiêu cực, những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ngăn ngừa, khắc phục, hoàn thiện.

- Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực. Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm.

- Chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tiêu cực thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm.

- Chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong phòng, chống tiêu cực; định hướng cung cấp thông tin về phòng, chống tiêu cực; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng việc phòng, chống tiêu cực để trục lợi, hãm hại người tốt, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.

- Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về phòng, chống tiêu cực; nghiên cứu, đánh giá những hành vi tiêu cực mới phát sinh của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, đưa vào diện tập trung chỉ đạo phòng, chống.

- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tiêu cực và trong giải quyết những vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự có phải là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập trước ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì theo Hướng dẫn 97-HD/BTGTW?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hằng năm vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 131: Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng tiêu cực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Thị Hiền
398 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào